Trung Quốc tiếp tục soạn lại bài cũ khi đơn phương ra lệnh cấm ngư dân Việt đánh bắn cá 3 tháng tại Biển Đông, tính từ đầu tháng 5. Hành động nhâng nháo này tái diễn nhiều năm, từ 1999, dù cho phía Việt Nam và các nước liên quan đã phản ứng nhiều lần dưới dạng… phát ngôn.

Không chịu khuất phục

Tất nhiên, Trung Quốc không chỉ “dọa chơi” với lệnh cấm này, ý đồ của họ là làm thật; cho nên, điều quan tâm lúc này là ứng xử của Việt Nam và các ngư dân sẽ ra sao? Nói thẳng ra, là phía Việt Nam sẽ phải làm gì, chứ không phải là nói suông nữa. Về điều này, bởi là một sự việc không mới, nên chúng ta đã có những bài học để tham khảo.

Vậy những năm trước, ngư dân Việt làm gì trước lệnh cấm này của Trung Quốc? Nếu đánh một cụm từ khóa, kiểu như “ngư dân vẫn đánh cá, lệnh cấm Trung Quốc” trên Google, kết quả sẽ hiện ra một loạt bài viết với những tiêu đề như “Mặc Trung Quốc ngang ngược, ngư dân vẫn vươn khơi!”; Ngư dân vươn khơi bám biển, bất chấp lệnh cấm trái phép”; “Ngư dân tiếp tục vươn khơi, giữ biển đảo bất chấp lệnh cấm phi pháp của Trung Quốc”; “Lệnh cấm biển phi lý của Trung Quốc càng khiến ngư dân kiên tâm bám biển” v.v. Đây là những bài viết từ năm 2021 trở về trước, phần nào đã cho thấy một thực tế: thứ nhất là ngư dân Việt đã không chịu khuất phục ngồi yên nhìn sinh kế bấy lâu nay bị Trung Quốc bóp chết; thứ hai, ở mức độ nào đó, truyền thông và sự hậu thuẫn phía sau đã tìm đến tiếng nói của những người đi biển.

Ngày 6/3/2019, tàu cá Việt Nam mang số hiệu QNg 90819 TS cùng 5 ngư dân đang neo đậu tại khu vực đảo Đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa, thì phát hiện tàu Hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 44101 chạy đến dùng vòi rồng phun lên tàu cá để xua đuổi.  Đến 10 giờ cùng ngày, tàu QNg 90819 TS đâm vào rạn đá ngầm và chìm; các ngư dân bám vào mũi tàu trôi dạt trên biển, được tàu cá của Việt Nam số hiệu QNg 90620 TS cứu vớt vào khoảng 13 giờ cùng ngày.
Những năm trước, ngư dân Quảng Ngãi vẫn ra Biển Đông bất chấp lệnh cấm của Trung Quốc.

Một ví dụ, vào tháng 5/2020, trước lệnh cấm biển của Trung Quốc, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi nói trên đài phát thanh truyền hình Quảng Ngãi rằng: “Tàu Hải cảnh Trung Quốc ngăn cản, đánh đập, cấm chúng tôi đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Tuy nhiên đây là vùng biển của cha ông bao đời nay nên chúng tôi không sợ quyết tâm bám biển”. Còn ngư dân Trần Hồng Thọ quả quyết: “Tôi tiếp tục ra khơi bám biển. Biển của mình mình đi, không sợ Trung Quốc”.

Ai sát cánh cùng ngư dân?

Ở những thời điểm này vào các năm trước, ngư dân các tỉnh duyên hải vẫn căng buồm ra khơi. Họ cũng nhận được các văn bản hướng dẫn từ phía chính quyền địa phương rằng, tiếp tục ra Biển Đông và tránh bị phía Trung Quốc khiêu khích. Đánh bắt cá ở Biển Đông bằng sự kiên cường và tỉnh táo, lý trí để tránh rơi vào bẫy của Trung Quốc đã là một phương châm sống còn với các ngư dân. Thực tế thì Trung Quốc luôn thèm khát một cái cớ để gây hấn với Việt Nam trên biển, cũng chẳng kém gì việc thèm khát tài nguyên. Ngay cả khi dàn dựng ra được một cái cớ về mình, phía Trung Quốc không chỉ lu loa, mà sẽ ra tay với các biện pháp mạnh như phun vòi rồng, đâm chìm tàu cá, thậm chí là nhả đạn.

Còn nhớ, vào tháng 4 năm 2020, tàu Trung Quốc đã đâm chìm tàu cá ngư dân Quảng Ngãi, khống chế các thuyền viên. Tháng 8 cùng năm, 11 ngư dân Ninh Thuận bị Trung Quốc bắt giữ. Trước đó, tháng 3 năm 2016, tàu Hải cảnh Trung Quốc đã bắn đạn bi, áp sát nhiều giờ tàu cá Việt Nam tại vùng biển Quảng Nam. Xa hơn chút, tháng 3 năm 2013, một tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin tại khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Theo giới quan sát, Trung Quốc sẽ còn hung hăng hơn khi tháng 1/2021, nước này đã thông qua luật hải cảnh mới, ngang nhiên cho phép nhân viên hải cảnh của họ có thể bắn tàu nước ngoài.

Một trong những lần tàu Trung Quốc bám sát và đâm thẳng vào tàu Việt Nam hồi đầu năm 2015

Trong tình cảnh ấy, những chuyến ra khơi của ngư dân Việt sẽ rất cô đơn và đầy bất trắc nếu họ chỉ lênh đênh với mỗi một mình. Ai sẽ là những người sát cánh với ngư dân? Có thể nhiều người sẽ nghĩ đến lực lượng cảnh sát biển. Họ đang ở đâu? Tất nhiên, dàn cựu lãnh đạo Bộ tư lệnh Cảnh sát biển với 5 tướng lĩnh đang ở nhà giam chờ xét xử về cáo buộc tham ô. Nhưng ngư dân vẫn có quyền hy vọng rằng, vẫn còn đó những người người lính biển vốn là đồng bào của họ sẽ bảo vệ cho mình. Ngư dân cũng đang cơ quan chức năng, quản lý nhà nước hỗ trợ họ bảo quyền lợi hợp pháp của mình trên ngư trường. Ngư dân cũng đang chờ truyền thông và tiếng nói mỗi người dân như những năm trước cất lên lời phản đối mạnh mẽ lệnh cấm phi lý của chính quyền Trung Quốc.

Ngày 6/3/2019, tàu cá Việt Nam mang số hiệu QNg 90819 TS cùng 5 ngư dân đang neo đậu tại khu vực đảo Đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa, thì phát hiện tàu Hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 44101 chạy đến dùng vòi rồng phun lên tàu cá để xua đuổi.  Đến 10 giờ cùng ngày, tàu QNg 90819 TS đâm vào rạn đá ngầm và chìm; các ngư dân bám vào mũi tàu trôi dạt trên biển, được tàu cá của Việt Nam số hiệu QNg 90620 TS cứu vớt vào khoảng 13 giờ cùng ngày.
Ngày 6/3/2019, tàu cá Việt Nam mang số hiệu QNg 90819 TS cùng 5 ngư dân đang neo đậu tại khu vực đảo Đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa, thì phát hiện tàu Hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 44101 chạy đến dùng vòi rồng tấn công. Đến 10 giờ cùng ngày, tàu QNg 90819 TS đâm vào rạn đá ngầm và chìm; các ngư dân bám vào mũi tàu trôi dạt trên biển, được một tàu cá của Việt Nam cứu vớt vào khoảng 13 giờ cùng ngày.

Xét cho cùng, mỗi tiếng nói phản đối sự bạo ngược của chính quyền Trung Quốc không chỉ có tác động bảo vệ các ngư dân, mà còn để mỗi người Việt Nam không bị ngoại bang bắt nạt chính trên quê hương mình; không để cho chính quyền Trung Quốc thành công trong một mưu đồ có tên “tẩy não người Việt trong thầm lặng”.