Trung Quốc sẵn sàng từ bỏ lợi ích kinh tế để đàn áp Hồng Kông?
Liệu có phải Bắc Kinh tự tin vì đã có Thượng Hải – trung tâm tài chính trên đại lục mà sẵn sàng thẳng tay với “con ngỗng vàng” Hồng Kông?
- Vừa động đất rung chuyển Đường Sơn, Trung Quốc lại có địa chấn sát Việt Nam
- Mây ‘Mai vũ’ gây hồng thủy ở Trung Quốc có dồn lũ lụt tới Việt Nam?
- Cập nhật trưa 13/7: Bắt 2 công an nghi dàn cảnh cướp 35 tỷ đồng trên cao tốc; Chiến hạm tỷ đô Mỹ bốc cháy
Hồng Kông đã từng là “ưu việt về kinh tế” vì sự trung lập của Hồng Kông với Trung Quốc. Từ những năm 1940, chính quyền thuộc địa Hồng Kông đã điều hành một nền kinh tế tự do hóa với sự khá tự do về vốn và mức thuế quan thấp. Khi đầu tư nước ngoài bắt đầu đổ vào Trung Quốc vào những năm 1990 và 2000, các ngân hàng đầu tư Hồng Kông, công ty luật, công ty bất động sản và các dịch vụ chuyên nghiệp khác đóng vai trò trung gian. Tính vào thời điểm bàn giao vào năm 1997, Hồng Kông chiếm 80% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Đông – một tỉnh đứng đầu về kinh tế tại Trung Quốc thời điểm đó. Đến năm 2018, Hồng Kông chiếm 60% tổng vốn FDI tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, Luật An ninh quốc gia áp đặt cho Hồng Kông mới báo hiệu một sự thay đổi. Từ một Hồng Kông được điều hành theo phương thức “một quốc gia, hai chế độ” với nền giáo dục, bầu cử tự do và tư pháp độc lập, hiện giờ Luật an ninh đã loại bỏ các biện pháp bảo vệ tự do ngôn luận, đưa các cơ quan chính trị làm cơ quan lập pháp và trao quyền cho cảnh sát mà không cần giám sát tư pháp.
Tờ The Guardian có bài viết ủng hộ Trung Quốc nhận định rằng nếu Hồng Kông mất các thể chế kinh tế và pháp lý, thì các nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp cận trực tiếp với Thượng Hải, Thâm Quyến và Bắc Kinh. Hơn nữa, đây là những nơi ít có khả năng diễn ra các cuộc biểu tình lớn.
Chính quyền tại các khu vực đó thường đàm phán trực tiếp với các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước, thay vì thông qua các trung gian có trụ sở tại Hồng Kông. Nhiều ngân hàng đầu tư, công ty luật và các tập đoàn đa quốc gia khác đã mở rộng hoặc chuyển trụ sở khu vực sang Thượng Hải.
Thượng Hải và Thâm Quyến có sàn giao dịch chứng khoán riêng. Cả hai thành phố này và Bắc Kinh đã xây dựng tài chính, bảo hiểm và cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các giao dịch quốc tế. Do vậy họ cho rằng, về mặt kinh tế, sự thiệt hại từ Hồng Kông cũng không đáng kể.
Có đúng là thiệt hại kinh tế của Hồng Kông là không đáng kể?
Theo thông tin từ Forbes Việt Nam, chỉ số tự do báo chí do Reporters Without Border thực hiện từ năm 2002, vào năm 2020 này, Hồng Kông đã rơi từ vị trí thứ 18 xuống vị trí 80 trong bảng xếp hạng, còn Trung Quốc đứng thứ 177 trong số 180 quốc gia được xếp hạng năm 2020.
Hồng Kông có mối quan hệ thương mại mật thiết với Hoa Kỳ. Vào năm 2019, Hồng Kông đã xuất khẩu 306 tỉ đô-la Hồng Kông hàng hóa sang Mỹ, tương đương 7,8% tổng kim ngạch xuất khẩu 2019 của đặc khu này, trong đó có tới 98% kim ngạch là hàng tái xuất khẩu và chỉ có 500 triệu đô-la Hồng Kông xuất sang Mỹ là hàng nội địa. Như vậy chính là Trung Quốc, vào một số quốc gia khác, đang sử dụng Hồng Kông như một cánh cửa để mở rộng thị trường.
Bên cạnh đó, Mỹ đã xuất khẩu 30,8 tỉ USD hàng hóa sang Hồng Kông, tương đương chỉ 1,9% kim ngạch xuất khẩu của Mỹ. Tuy con số tương đối nhỏ so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ, Hồng Kông là đối tác thương mại lớn thứ hai tính theo thặng dư thương mại năm 2019 của Mỹ.
Về dài hạn, việc Hồng Kông mất đi vị thế đặc biệt sẽ ảnh hưởng tới các khoản đầu tư của doanh nghiệp. Hơn 1.300 công ty hiện đang hoạt động tại Hồng Kông với vốn đầu tư trực tiếp từ Mỹ đạt 82,5 tỉ USD. Một khi bị rút đi lợi thế thương mại, lợi ích của các doanh nghiệp này sẽ bị giảm rõ rệt và các ngân hàng Mỹ rất có thể sẽ bị yêu cầu rút ra khỏi Hồng Kông.
Một điểm rất bất lợi có thể nhìn thấy được, đó là phản ứng của người dân Hồng Kông với Luật An ninh Hồng Kông sẽ thường xuyên xảy ra, khiến làn sóng biểu tình trỗi dậy một lần nữa, điều này gây tổn hại lớn trên các phương diện kinh tế của doanh nghiệp và cá nhân.
Thực tế cho thấy những cuộc biểu tình kéo dài hơn 6 tháng năm ngoái dẫn tới đợt suy thoái đầu tiên của Hồng Kông sau một thập kỷ. Tình trạng bất ổn gây tổn hại nghiêm trọng tới doanh số bán lẻ tại đặc khu, nơi thu được 65% GDP từ tiêu dùng cá nhân. Ngành du lịch cũng chịu tác động sâu sắc, trong khi thị trường bất động sản sụp đổ, khiến giá nhà trung bình năm 2019 giảm 29% và đang tiếp tục lao dốc.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất được giới quan sát nhận định hiện nay là là Bắc Kinh sẵn sàng trả chi phí kinh tế cho trận chiến chính trị này. Trong một kịch bản như vậy, sự mất mát lớn nhất sẽ thuộc về người dân thành phố, những người đang đấu tranh cho nhân quyền và sinh kế của họ.