Cách đây không lâu, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình còn ca ngợi Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Bắc Kinh là “dự án của thế kỷ”, có ảnh hưởng toàn cầu và nó sẽ thay đổi cán cân quyền lực thế giới.

Nhưng gần đây, Bắc Kinh ít khoe khoang về tiềm năng của BRI. Thậm chí, dự án này của Trung Quốc khả năng đã “rơi vào ngõ chết”, theo ông Milton Ezrati, một cây viết đóng góp bài cho The National Interest, đồng thời là nhà kinh tế trưởng của Vested, một công ty truyền thông có trụ sở tại New York, Mỹ.

Trong bài bình luận đăng trên The Epoch Times ngày 19/10, ông Ezrati viết: “Sáng kiến ​​này dường như đã không đạt được mục tiêu ban đầu cũng như những lo ngại mà nó từng gây ra ở phương Tây”.

Ông cho biết: “Ngay từ đầu, BRI của Trung Quốc (còn được gọi là “Một vành đai, một con đường”) luôn gây cảm giác giống như Mafia. Bắc Kinh sẽ tiếp cận các quốc gia khó khăn ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh, Trung Đông và ngoại vi châu Âu, sau đó cung cấp các khoản vay cho các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng như cảng, đường sắt, đập, đường sá, v.v.”

Các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc sẽ thu xếp tài chính, các nhà thầu Trung Quốc sẽ thực hiện các dự án và khi hoàn thành sẽ quản lý chúng. Nếu nước chủ nhà không thanh toán, các dự án sẽ thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc.

“Dù bằng cách nào, Bắc Kinh đã giành được ảnh hưởng và đòn bẩy đáng kể đối với các quốc gia cho phép mình can dự. Kể từ lần đầu tiên ông Tập lên nắm quyền vào năm 2012, Trung Quốc đã thực hiện hơn 1 nghìn tỷ USD cho các khoản vay như vậy ở 150 quốc gia, đưa Trung Quốc trở thành chủ nợ chính thức lớn nhất thế giới”.

Vành đai Con đường của Trung Quốc gặp rắc rối

Theo ông Ezrati: “Vấn đề là các dự án được chọn vì lý do chính trị và ngoại giao chứ không phải kinh tế”. Nên các dự án không mang lại đủ tiềm lực tài chính để hỗ trợ các khoản vay.

Các nhà kinh tế tại Ngân hàng Thế giới ước tính rằng hiện khoảng 60% tổng số các khoản vay BRI liên quan đến các quốc gia gặp khó khăn tài chính.

Trung Quốc đang rơi vào bẫy nợ của chính mình. Bắc Kinh đã buộc phải xóa nợ cho 17 quốc gia châu Phi với tổng số nợ hơn 140 tỷ đô.

Trong một thời gian dài, Bắc Kinh từ chối thừa nhận rắc rối tài chính liên quan đến BRI. Các quan chức đã gây áp lực buộc các nhân viên ngân hàng phải tránh thừa nhận mọi liên quan đến các khoản nợ xấu hoặc không thành công. Thay vào đó, các ngân hàng được khuyến khích giúp người đi vay tồn tại bằng cách kéo dài thời gian đáo hạn của các khoản vay, hoặc vay nợ mới để trả nợ cũ.

Vành đai Con đường khiến Trung Quốc rơi vào bẫy nợ của chính mình.

Bắc Kinh từ chối hợp tác với phương Tây thông qua Câu lạc bộ Paris của G-20 để đàm phán lại các khoản vay gặp khó khăn. “Không nghi ngờ gì nữa, giới lãnh đạo Trung Quốc muốn tránh thừa nhận rằng các khoản vay BRI có vấn đề”, theo ông Ezrati.

Nhưng giờ đây, các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc đang phải đối mặt với các vụ vỡ nợ lớn từ các nhà xây dựng bất động sản trong nước – chẳng hạn như Evergrande – cũng như các khoản vay BRI của họ.

“Trong quá khứ, khi nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển nhảy vọt, Bắc Kinh đã có thể trang trải các vụ vỡ nợ bằng chính nguồn lực của mình, nhưng bây giờ không còn như vậy nữa”, ông Ezrati cho biết.

Trung Quốc “đổi giọng” về Vành đai, Con đường

Theo nhà phân tích Ezrati, Bắc Kinh đã trở nên cởi mở hơn nhiều trong các cuộc đàm phán về tái cơ cấu nợ. Trung Quốc, Chad, Ethiopia và Zambia đã bắt đầu các cuộc đàm phán nợ.

“Thật vậy, các nhà chức trách Trung Quốc đã tham gia với các nhóm quốc tế như Câu lạc bộ Paris để tìm ra ‘khuôn khổ chung’ để giải quyết các khoản vay có chủ quyền này, dù đó có phải là một phần của BRI hay không”, ông Ezrati viết.

“Ông Tập chắc chắn đã thay đổi cách hùng biện của mình. Giờ đây, ông mô tả BRI là ‘ngày càng phức tạp’ và cần sự hợp tác cũng như kiểm soát rủi ro mạnh mẽ hơn. Điều nà thật là hài hước”.

Ông Tập Cận Bình muốn giữ ghế thêm 5 năm bất chấp các cuộc khủng hoảng trong và ngoài nước (ảnh chụp màn hình FT).
Ông Tập Cận Bình muốn giữ ghế thêm 5 năm bất chấp các cuộc khủng hoảng trong và ngoài nước (ảnh chụp màn hình FT).

Theo ông Ezrati: “”BRI của Bắc Kinh không biến mất, nhưng trong một thời gian tương đối ngắn, nó đã mất đi nhiều lực lượng. Các biện pháp kiểm soát rủi ro mới sẽ khiến nó kém hấp dẫn hơn rất nhiều đối với các nước chủ nhà tiềm năng. Trung Quốc đã có một bước thụt lùi lớn về uy tín và chắc chắn về mặt tài chính. Sáng kiến ​​này không còn có thể được gọi là ‘dự án của thế kỷ’”.

“Có một bài học khác ở đây cho Bắc Kinh và bất kỳ chính phủ đầy tham vọng nào khác: Các mục tiêu chính trị, thậm chí là quyền lực, không thể bỏ qua các quy luật kinh tế một cách vô thời hạn. Nếu các dự án không thể thanh toán, gánh nặng sẽ đổ xuống nơi khác. Đây cũng là bài học thất bại trong quá trình thúc đẩy phát triển bất động sản kéo dài hàng thập niên của Bắc Kinh.”

Có thể bạn quan tâm: