Tưởng ông chủ đang gặp nguy hiểm giữa dòng sông, chú voi con lao xuống tìm cách giúp đỡ và dùng vòi của mình đưa người đàn ông lên bờ.

Theo đoạn clip được VnExpress đăng tải, chú voi có tên là Kham Lha, còn người đàn ông là Darrick Thomson. Anh ấy chỉ đang bơi qua sông và gọi chú voi mà thôi, nhưng voi con không nghĩ vậy mà lao thẳng tới để bảo vệ anh khỏi bị nước cuốn trôi.

Được biết, anh Darrick Thomson chính là người sáng lập ra tổ chức bảo vệ voi và con voi kia là một trong số đó. Thomson đã giúp giải cứu cho Kham La và voi mẹ Bai Teoy vào năm 2015.

Video ghi lại khoảnh khắc chú voi lao xuống cứu ông chủ

Góc bình luận: “Chúng ta đang cứu nhau…”

Nhiều người để lại bình luận kêu gọi mọi người hãy yêu thương và đừng làm hại động vật vì chúng có thể cứu con người trong những hoàn cảnh bất ngờ.

“Voi còn nhỏ mà khôn ghê, dễ thương”.

“Người xưa có câu: Cứu vật vật trả ơn… là vậy!”.

“Chú voi thật đáng yêu làm sao. Mong con người hãy yêu thương động vật, đừng làm hại chúng”.

“Voi còn nhỏ mà khôn ghê, dễ thương”.

Chuyện nhân quả: Cứu vật vật trả ơn

Người xưa có câu “cứu vật vật trả ơn” quả không sai. Người lương thiện, có lòng từ bi giúp đỡ người hay vật cũng sẽ được người hay vật đền đáp lại, đây là đạo lý hiển nhiên từ ngàn xưa đến nay. Câu chuyện Song ngưu liều mình cứu chủ được Tinhhoa.net đăng tải là một ví dụ:

Chuyện kể về gia đình một nông phu họ Vũ tại Huyện Hà Gian nửa đêm bị đạo tặc đến cướp. Trong lúc nguy hiểm, hai con trâu nhà ông Vũ đột nhiên rống lên nhảy vào trong phòng, không sợ đao búa lao vào dùng sừng đấu với đạo tặc, hết sức dũng mãnh, khiến bọn đạo tặc đều bị thương, phải tháo chạy thục mạng.

Vạn vật đều có linh, vì thế động vật cũng có thể nhận biết và cảm nhận như con người. (Ảnh minh họa: TeakDoor)
Vạn vật đều có linh, vì thế động vật cũng có thể nhận biết và cảm nhận như con người. (Ảnh minh họa: TeakDoor)

Vì sao 2 con trâu này lại liều mình bảo hộ gia chủ đến vậy, là vì có tiền căn. Nguyên lai câu chuyện là vào năm Càn Long thứ 8 (1743), huyện Hà Gian náo loạn vì gặp phải nạn đói lớn. Rất nhiều nhà nuôi trâu không mua nổi cỏ khô, phải đến hơn nửa đem trâu cày bán cho lò mổ, và hai con trâu này cũng không tránh khỏi cảnh ngộ đó. Trước lúc bị mổ, chúng nằm rạp trên mặt đất gầm rú, không chịu đi lên phía trước.

Nông phu họ Vũ vô tình nhìn thấy sinh lòng thương cảm, liền dùng áo mình đang mặc trên người làm vật trao đổi để chuộc hai con trâu, sau đó thân trần chịu rét lạnh, mang chúng về nhà. Vì vậy mà trong thời khắc nguy cấp, hai con trâu này đã liều chết để đền đáp chủ nhân của mình.

Đời người không tránh khỏi những lúc gặp tai ương, hiểm họa. Tuy nhiên, tại sao có người được trợ giúp kịp thời, tai qua nạn khỏi, nhưng lại có người phải gánh hậu họa nặng nề, thậm chí tan gia bại sản. Câu trả lời chính là nằm ở 3 chữ: Luật nhân quả.