Vũ điệu ‘kỳ ảo’ tại G20: Xung đột Ukraine phủ bóng
Có thể nói Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã gặp phải một tình huống khó xử. Đó làm thế nào để tổ chức một G20 đi đúng hướng, trong đó các vấn đề kinh tế mới là mục đích chính để thảo luận, bao gồm an ninh lương thực và năng lượng, phát triển bền vững và các vấn đề khí hậu. Nhưng mọi vấn đề đều bị chệch mục tiêu và bị phân cực căng thẳng bởi cuộc chiến ở Ukraine.
Vào cuối hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Bali, nhóm các nhà lãnh đạo đã đưa ra một tuyên bố chung cho biết, “hầu hết các thành viên” đều lên án cuộc tấn công Ukraine của Nga nhưng thừa nhận có những quan điểm khác nhau, vì Moscow là thành viên G20.
Tuyên bố có đoạn: “Hầu hết các thành viên đều lên án mạnh mẽ cuộc chiến ở Ukraine và nhấn mạnh rằng nó đang gây ra sự đau khổ to lớn cho con người và làm trầm trọng thêm những yếu kém hiện có trong nền kinh tế toàn cầu.”
Tuy nhiên tuyên bố cũng có đoạn rằng, có “quan điểm khác và đánh giá khác nhau về tình hình và biện pháp trừng phạt. Thừa nhận rằng G20 không phải là diễn đàn để giải quyết các vấn đề an ninh, chúng tôi thừa nhận rằng các vấn đề an ninh có thể gây ra những hậu quả đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu.”
Trước đó một ngày, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã tham dự hội nghị thượng đỉnh thay cho Tổng thống Putin, ông đã chỉ trích phương Tây đang cố gắng “chính trị hóa” tuyên bố chung, nhưng Điện Kremlin hôm thứ Tư cho biết họ hài lòng với những gì được công bố.
Tổng thống Indonesia Widodo đã làm hết sức mình để kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo tại G20 “chấm dứt chiến tranh”. Vấn đề là phần lớn các nhà lãnh đạo phương tây đến Bali dự họp G20 lần này với mục tiêu được ăn cả ngã về không. Đó là tìm kiếm sự đối đầu hơn là hợp tác và hầu như không có bất kỳ cuộc đối thoại ngoại giao nào.
Các phái đoàn Mỹ và Vương quốc Anh đã công khai muốn làm mất mặt Bộ trưởng Sergei Lavrov trong các hoạt động chung. Trong khi đó Pháp và Đức có một cách tiếp cận khác, khi ngoại trưởng Lavrov đã có cuộc nói chuyện ngắn gọn với cả Tổng thống Macron và Thủ tướng Scholz.
Ngoại trưởng Lavrov cũng tiết lộ một điều khá quan trọng. Đó là “Mỹ và EU đã đưa ra lời hứa bằng văn bản với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc rằng, các hạn chế đối với việc xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga sẽ được dỡ bỏ”. Nhưng ông Lavrov cũng cho biết, “còn phải đợi xem điều này được thực hiện như thế nào.”
Buổi chụp ảnh truyền thống trước thềm hội nghị G20, vốn là một hoạt động chính của mọi hội nghị thượng đỉnh ở châu Á – đã phải hoãn lại. Bởi vì phía Mỹ – Tổng thống Biden và phía Anh – Thủ tướng Anh Sunak đã từ chối chụp chung một khung hình với ngoại trưởng Lavrov.
Cách cư xử có phần ‘trẻ con’ và phi ngoại giao như vậy được cho là thiếu tôn trọng đối với sự trang nhã, lịch sự và đặc tính không đối đầu trong G20 của người Bali nói riêng và người châu Á nói chung.
Ý đồ của giới lãnh đạo phương Tây là biến G20 thành diễn đàn lên án Nga hơn là xử lý các vấn đề kinh tế toàn cầu.
Các nguồn ngoại giao cho thấy thực tế G20 đã chia làm 2 phe vô hình cân bằng. Các quốc gia như Úc, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Mỹ và EU là bên lên án Nga, trong khi Argentina, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Ả Rập Xê út, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và tất nhiên là Nga chọn cách không lên án.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu von der Leyen lẽ ra nên thảo luận về các vấn đề kinh tế như là mục tiêu tôn chỉ của Hội nghị, và vì lợi ích của các quốc gia EU, thay vì bài trừ Nga.
Có thể bạn quan tâm: