Vì sao Ukraine buộc phải liên tiếp tấn công dù chịu tổn thất nặng nề?
Các quan chức NATO nhiều lần nhấn mạnh rằng Ukraine chỉ nên thúc đẩy hòa bình sau khi chiến thắng trên chiến trường. Đó là một mệnh lệnh cho chính quyền Kyiv. Điều đó có nghĩa là giống như cuộc phản công Kherson vào tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Zelensky phải chịu áp lực cực lớn buộc phải mở các cuộc tấn công, bất chấp phải trả quá đắt khi tổn thất sinh mạng binh sĩ quá lớn.
Đòn quyết định
Từ góc độ bản đồ, dường như không có nhiều điều xảy ra, ngoại trừ việc Nga từ bỏ thành phố Kherson, sau này được tiết lộ là một cái bẫy. Nhưng Ukraine đã đốt gần hết nếu không muốn nói là tất cả các vũ khí ban đầu của mình, mặc dù họ đã Mỹ và NATO liên tục bơm rất nhiều vũ khí để đối đầu với Nga. Và Nga đã cho thấy họ không hết tên lửa bằng cách phá hủy một cách có hệ thống mạng lưới truyền tải điện, cũng như phá hủy các cơ quan và tài sản quân sự của Ukraine.
Gần đây, cựu cố vấn Bộ Quốc phòng Mỹ, Đại tá nghỉ hữu Douglas Macgregor ước tính tổng số thương vong tính đến thời điểm này của Ukraine là 450.000 người và số binh sĩ thiệt mạng là 150.000 người . Lưu ý là cách đây 2 tháng, chính bà chủ tịch EU Ursula von der Leyen từng tiết lộ Ukraine mất 100.000 quân.
Cho dù tổn thất sinh mạng lớn như thế, Ukraine vẫn tiếp tục tấn công trong khi nhiều bằng chứng cho thấy nước này đang cạn kiệt đàn ông đến mức điều động cả thanh thiếu niên đi nghĩa vụ và ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào lính đánh thuê nước ngoài.
Tuy nhiên, có những dự đoán rằng Nga sẽ phát động một cuộc tấn công lớn khi mặt đất đóng băng, được cho là sẽ trước tháng 3 khi mùa bùn lầy bắt đầu tại Ukraine. Một cuộc phản công thành công sẽ củng cố quyền kiểm soát của Nga đối với Donbass vốn là trung tâm công nghiệp và tài nguyên thiên nhiên của Ukraine, và trao cho Nga quyền kiểm soát Zaporizhzhya nơi có nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở châu Âu và có thể bao gồm cả việc chinh phục Odessa, cảng Biển Đen quan trọng nhất của Ukraine.
Cần lưu ý là, tướng Surovikin đã cảnh báo hồi tháng 10 về khả năng xảy ra một cuộc chiến khốc liệt và vị tướng này đã áp dụng chiến thuật rút lui khỏi Kherson để bảo vệ mạng sống của binh sĩ Nga.
Đối với tướng Surovikin, những chiến binh dày dạn kinh nghiệm hiệu quả hơn nhiều so với những tân binh mới được đào tạo và là một nguồn tài nguyên khan hiếm nên cần phải có phương án thận trọng. Vì ngay từ đầu, Nga đã biết mục tiêu của Mỹ là muốn làm Nga suy yếu.
Thoả thuận tuyệt vời cho nhà thầu quân sự Mỹ
Ukraine đã phải chịu tổn thất quá lớn khi đất nước bị tàn phá tan hoang. Nguồn cung cấp vũ khí của Mỹ và NATO sẽ không có nhiều ý nghĩa vì chúng quá ít, quá muộn và người Ukraine hiếm khi được đào tạo để sử dụng các khí tài hiện đại này.
Mặc kệ Ukraine đang trở nên tan nát, bởi sự đau khổ của người dân Ukraine không ảnh hưởng đến những người hiếu chiến chống Nga của Đảng Dân chủ và một số đảng viên Đảng Cộng hòa, những người quyết tâm kéo dài cuộc chiến bằng mọi giá – ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải chiến đấu với Nga đến người Ukraine cuối cùng.
Có vẻ như cứ mỗi tuần, chính quyền Joe Biden lại công bố một gói viện trợ mới trị giá hàng tỷ đô la cho Ukraine. Các gói viện trợ này được chia thành hai loại: Một số là các khoản chuyển giao tài chính để duy trì chính phủ Zelensky.
Viện trợ còn lại là vũ khí bao gồm UAV, hệ thống phòng không Patriot, pháo tầm xa và gần đây nhất là Xe chiến đấu bộ binh Bradley.
Tổng số viện trợ Ukraine hiện đã đạt khoảng 100 tỷ đô la. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến số tiền khổng lồ này, bởi đơn giản Ukraine không phải đang nhận được hàng tỷ đô la thiết bị vũ khí, mà thực tế nước này chỉ đang nhận được hàng tồn kho, cũ kỹ và lạc hậu từ kho dự trữ của Mỹ.
Điển hình mới nhất là Xe chiến đấu bộ binh Bradley được chế tạo từ năm 1981, và sau đó Mỹ sẽ thanh lý hàng tồn kho bằng cách gửi cho Ukraine, rồi sử dụng số tiền viện trợ cho Ukraine để đặt mua vũ khí mới bổ sung cho kho dự trữ của mình.
Patriot cũng vậy, Mỹ có thể sẽ gửi cho Ukraine phiên bản cũ hơn của hệ thống phòng không Patriot và chỉ có duy nhất một khẩu đội gồm 8 bệ phóng tên lửa. Nó không phải là thứ có thể thay đổi cuộc chơi như nhiều người nghĩ.
Vì sao Ukraine buộc phải liên tiếp tấn công?
Câu hỏi đặt ra là: Ai sẽ tài trợ cho ngân sách thâm hụt 38 tỷ đô la năm 2023 của Ukraine? Đương nhiên là Mỹ và EU, nhưng với điều kiện Ukraine phải chiến thắng. Vì vậy điều hệ trọng nhất đối với chính quyền Tổng thống Zelensky lúc này là phải duy trì ảo tưởng thành công liên tục để nhận được nguồn tài trợ và vũ khí của phương Tây.
Do không có khả năng lật ngược tình thế trên chiến trường, Ukraine sẽ phải thực hiện ngày càng nhiều pha nguy hiểm, chẳng hạn như các cuộc tấn công vào doanh trại Makiivka hay các cuộc tấn công bằng UAV vào căn cứ không quân Engels sâu trong lãnh thổ Nga.
Giới quân sự nhận định, Ukraine có khả năng sẽ tiếp tục tấn công vào các mục tiêu sau:
Thứ nhất, Ukraine có thể tấn công Belgorod của Nga, bởi thành phố này chỉ cách biên giới Ukraine 25 dặm và thỉnh thoảng vẫn bị Ukraine tấn công bằng tên lửa. Nếu các lực lượng Ukraine tiến vào Nga, đó sẽ là một thảm họa chính trị đối với Tổng thống Putin và giới lãnh đạo quân sự.
Thứ hai là bán đảo Crimea. Rất nhiều lần cả Tổng thống Zelensky lẫn cấp dưới của ông tuyên bố sẽ phản công và chiếm lại Crimea. Lưu ý là, trong chuyến thăm Quốc hội Mỹ hồi tháng 12, Tổng thống Zelensky đã nhấn mạnh rằng Ukraine sẽ chiếm lại Crimea và Chính quyền Biden cho biết Mỹ ủng hộ và tin rằng Ukraine có khả năng làm như vậy.
Tuy nhiên các chuyên gia quân sự nhận định rằng, việc các lực lượng Ukraine cố gắng chiếm Crimea cũng đồng nghĩa với hành động tự sát. Cuộc phản công Kherson vào mùa thu năm ngoái của Ukraine thực chất là một hành động tự sát, khi binh sĩ Ukraine lọt vào bẫy hỏa lực của Nga. Bất chấp điều này, truyền thông dòng chính phương Tây đã phớt lờ tổn thất và ca ngợi chiến thắng giả tạo của chính quyền Kyiv.
Nhiều khả năng Ukraine sẽ thực hiện nhiều hoạt động đánh lén hơn, như các cuộc tấn công bằng UAV nhằm vào hạm đội Biển Đen khi Nga đang đảm nhận việc đảm bảo an ninh cho Thỏa thuận ngũ cốc.
Hoặc Ukraine tiếp tục cho nổ tung cây cầu Crimea và khi mọi phương án tấn công trên đều không hiệu quả, chính quyền Kyiv có khả năng sẽ sử dụng đến phương án cuối cùng là tạo cờ giả hoặc sẵn sàng mạo hiểm đóng thế nhằm mục đích đưa NATO vào cuộc xung đột. Việc NATO tham chiến là hy vọng giải cứu tốt nhất cuối cùng của chính quyền Tổng thống Zelensky.
Vụ tên lửa S-300 rơi xuống lãnh thổ Ba Lan đúng thời điểm G-20 đang họp không phải là ngẫu nhiên. Đó là một vụ bắn tên lửa có chủ ý của Ukraine nhằm đúng khi 20 nguyên thủ thế giới cùng hàng trăm quan chức cấp cao đang họp để thu hút sự chú ý, với mục đích đổ lỗi cho Nga và lôi kéo NATO vào cuộc. Tuy nhiên kịch bản quá vụng về này đã thất bại thảm hại.
Vì vậy, không loại trừ một vụ cờ giả như vậy sẽ xảy ra xung quanh thời điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh EU-Ukraine vào ngày 3 tháng 2 tới. Lưu ý là hội nghị này sẽ được tổ chức tại thủ đô Kyiv, và làm thế nào mà bà chủ tịch EU Ursula von der Leyen lại coi việc tổ chức ở một địa điểm đang thiếu điện, thiếu nước và vẫn đang là mục tiêu tấn công năng lượng của Nga là thích hợp?
Làm thế nào bà chủ tịch EU có thể đảm bảo an ninh cho các quan chức tham dự, vốn không thể bảo mật được như các chuyến thăm của nguyên thủ nước ngoài tới Kyiv?
Điều đáng nói là, các quan chức NATO nhiều lần nhấn mạnh rằng Ukraine chỉ nên thúc đẩy hòa bình sau khi chiến thắng trên chiến trường. Đó là một mệnh lệnh cho chính quyền Kyiv. Điều đó có nghĩa là giống như cuộc phản công Kherson vào tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Zelensky phải chịu áp lực cực lớn buộc phải mở các cuộc tấn công, bất chấp phải trả quá đắt khi tổn thất sinh mạng binh sĩ quá lớn.
Về phía Nga, cuộc tấn công vào doanh trại Makiivka sẽ buộc Nga phải thay đổi các kế hoạch lớn của mình. Lực lượng Nga có thể phải thực hiện thêm một số đòn tấn công, chẳng hạn như tấn công nhiều hơn vào lưới điện hoặc các địa điểm quân sự, để làm hài lòng công chúng như các đòn trả đũa vừa qua.
Các chuyên gia quân sự Nga cho biết, cách tốt nhất là Nga tiếp tục từ từ rút cạn nhân lực Ukraine và vũ khí NATO cho đến khi lực lượng Ukraine sụp đổ. Bằng cách để Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các tuyến phòng thủ của Nga, Ukraine càng lấn sâu vào các tuyến của Nga, thì càng rơi vào bẫy hỏa lực của Nga.
Có thể bạn quan tâm: