Những loại nước ép không nên uống với thuốc, cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe
Chuyên gia y tế khuyến cáo các loại nước ép không nên uống với thuốc tây, bởi chúng ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe.
- Nước ép bí đao giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể
- 14 cách thải độc tự nhiên cho cơ thể giúp bảo vệ sức khỏe tốt
- Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết
Đồ ăn, thức uống nếu sử dụng không đúng cách mà không tìm hiểu kỹ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị bệnh. Thực tế, nhiều người uống nước hoa quả, nước ép trái cây để uống thuốc; hoặc vừa uống thuốc xong đã vội ăn nhiều hoa quả để giảm bớt cảm giác khó chịu của thuốc. Điều này không những khiến thuốc kém hiệu quả mà còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Nội dung chính
Một số loại nước ép không nên uống lẫn với thuốc trị bệnh
Nước ép nam việt quất
Đối với những người sử dụng thuốc chống đông máu để điều trị bệnh về tim mạch, đột quỵ thì nên tránh uống nước ép quả nam việt quất. Bởi vì loại nước ép này có chứa chất flavonoid; hợp chất này có tác dụng làm ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu.
Nước ép cam, quýt, chanh
- Nước cam, quýt, chanh là loại nước trái cây có chứa nhiều axit; do vậy không nên kết hợp với thuốc chống axit có chứa nhôm. Nếu ăn cam, quýt hoặc uống nước loại quả này cùng với thuốc kháng viêm; giảm đau buprofen; diclofenac và các loại thuốc trị bệnh đau dạ dày, chúng có thể sẽ khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn.
- Bên cạnh đó, các loại nước cam, chanh cũng chống chỉ định dùng chung với một số loại thuốc kháng sinh như: ampicillin, erythromycin, lincomycin. Vì những kháng sinh này sẽ bị mất tác dụng do kém bền vững ở môi trường axit. Nếu kết hợp nước uống loại này với dextromethorphan chữa ho, sẽ làm tăng nguy cơ phản ứng phụ.
Nước ép bưởi
Nước ép từ quả bưởi có phản ứng với hơn 40 loại thuốc trị bệnh khác nhau nên nguy cơ gặp phải những tác dụng phụ khi dùng với thuốc trị bệnh là rất cao. Tốt nhất là không nên sử dụng nước ép bưởi vào buổi sáng khi đang dùng thuốc điều trị cholesterol cao; huyết áp cao hoặc rối loạn nhịp tim.
Nước ép nho
Uống nước ép nho có thể làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh và làm giảm hiệu quả của thuốc. Bởi vì loại nước này có tác dụng ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc.
Nước ép táo
Nước ép táo gây ức chế peptide, đây là những protein vận chuyển thuốc từ đường ruột vào máu . Do vậy không nên uống nước ép táo khi uống các loại thuốc chống dị ứng, thuốc chữa bệnh tuyến giáp có chứa levothyroxine hoặc thuốc điều trị dị ứng và hen suyễn chứa natri montelukast..
Ép chuối
Trong quả chuối có chứa hàm lượng kali cao nên không được dùng khi sử dung thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali. Bởi nếu ăn cuối khi đang sử dụng loại thuốc này sẽ làm tăng sự tích lũy kali trong cơ thể. Điều đó có thể gây biến chứng về tim mạch và huyết áp.
Nước ép dứa
Không nên dùng nước ép dứa khi sử dụng thuốc điều trị loãng máu; chẳng hạn như warfarin, pradaxa và những thuốc khác. Nước ép dứa có thể có tác dụng kháng tiểu cầu lên máu; làm tăng khả năng chảy máu quá mức.
Một vài lời khuyên khi uống thuốc
Để tăng hiệu quả của thuốc điều trị bệnh, nên sử dụng nước đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh để uống thuốc. Uống thuốc với loại nước này với lượng nước đủ sẽ giúp đưa thuốc viên hoặc vên nén xuống dạ dày nhanh hơn; sau đó trôi xuống ruột là vị trí mà thuốc sẽ hấp thu vào máu. Có thể dùng nước đóng chai nhưng không nên dùng nước chứa các chất khoáng; bởi vì chất khoáng như canxi, natri… có thể tương kỵ gây hại thuốc.
Trên đây là các loại nước ép không nên uống với thuốc tây. Cùng lưu ý tránh gây phản tác dụng khi uống thuốc nhé.