Nếu không được điều trị đúng cách, trẻ bị sốt xuất huyết dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc, rối loạn đông máu, tổn thương gan, thậm chí là tử vong.

Sốt xuất huyết là bệnh cấp tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Đối với những trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm tiểu cầu để theo dõi tình trạng bệnh và kê đơn thuốc điều trị ở nhà để trẻ nghỉ ngơi; tránh nguy cơ lây nhiễm chéo … Nhưng với những trường hợp nặng, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể dẫn tới những biến chứng như sốc; suy hô hấp; rối loạn đông máu; tổn thương gan và có thể tử vong.

Những dấu hiệu nhận thấy trẻ bị sốt xuất huyết

Bị sốt cao

Trẻ sốt cao đột ngột, liên tục kèm theo các biểu hiện như đau đầu; chán ăn; buồn nôn; đau cơ; đau khớp; đau cả hai mắt. Khi bệnh đến ngày thứ 3-7 trẻ vẫn còn sốt hoặc giảm sốt. Những triệu chứng có thể gặp là phù mi mắt, đau bụng, buồn nôn, tức ngực, khó thở.

Những dấu hiệu nhận thấy trẻ bị sốt xuất huyết
Triệu chứng xuất huyết thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt một vài ngày với biểu hiện rất đa dạng: chảy máu cam, chảy máu dưới da, nôn hay tiểu ra máu…(ảnh chụp màn hình: vinmec.com).

Nếu bị nặng hơn có thể có biểu hiện sốc

Vật vã, bồn chồn hoặc li bì, đầu chi lạnh, da ẩm ướt, thân nhiệt có thể giảm đột ngột, đi tiểu ít. Những chấm xuất huyết xuất hiện rải rác dưới da hay ban xuất huyết thường nằm mặt trước chân và mặt trong của cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn hoặc có vết bầm tím, có thể có phát ban gây ngứa.

Một số triệu chứng khác

Chảy máu cam; chảy máu nướu răng; tiểu ra máu; xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu hay đi ngoài phân đen lẫn máu); xuất huyết phổi và não là những dấu hiệu cho thấy bệnh đã bị rất nặng.

Cách chăm sóc trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết

Đôi khi phụ huynh hay nghĩ rằng con mình đã bị sốt xuất huyết và sẽ không mắc lại nữa. Trên thực tế, hiện nay có 4 loại vi rút Dengue gây bệnh, do đó trẻ bị sốt xuất huyết lần đầu vẫn có khả năng xảy ra khi bị nhiễm một loại vi rút khác lần đầu.

Cho trẻ ăn những món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu

Nên cho trẻ bị sốt xuất huyết ăn cháo, bột, sữa. Tránh những thức ăn, đồ uống có màu nâu hoặc đỏ như coca, pepsi, dưa hấu, socola…) bởi trẻ nôn ra máu rất khó phân biệt.

Cho trẻ ăn những món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu
Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo dinh dưỡng, súp rau củ, sữa uống các loại…kết hợp chế độ nghỉ ngơi hợp lý giúp trẻ mau lành bệnh (ảnh chụp màn hình: yenmachvang.com).

Chăm sóc theo chỉ định của bác sĩ

Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế; tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt có chứa Aspirin, Ibuprufen bởi những thuốc này làm tăng nguy cơ gây xuất huyết tiêu hóa. Vệ sinh mắt, mũi họng mỗi ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.

Uống nhiều nước

Có thể cho trẻ uống nước nấu sôi để nguội, nước trái cây (dừa, cam, chanh…) oresol, hydrit hay nước cháo loãng…

Uống nhiều nước
Không cho trẻ uống những loại nước có màu, có ga, nước ngọt vì có thể gây nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ (ảnh chụp màn hình: eva.vn).

Mang những bộ quần áo phù hợp

  • Mang quần áo có vải mềm, thấm mồ hôi và nhất là chú ý đảm bảo vệ sinh da cho trẻ: Thay quần áo và tắm nhanh với nước ấm trong phòng tắm kín gió khi trẻ không bị sốt.
  • Những ngày nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết là ngày thứ 3,4,5 của bệnh. Ở giai đoạn này, trẻ thường hết sốt, nhưng mệt mỏi hơn, nôn trớ, đau bụng…Nhiều khi người nhà thấy trẻ hết sốt nên không đưa đi khám, dẫn đến nhập viện muộn gây bệnh nặng hơn. Theo dõi sát sao tình trạng của trẻ, phát hiện sớm những dấu hiệu cảnh báo và các dấu hiệu nặng để xử lý kịp thời.

Một vài cách phòng tránh sốt xuất huyết

  • Phòng tránh muỗi đốt bằng cách phun thuốc chống muỗi, mắc màn khi ngủ.
  • Diệt muỗi, loăng quăng. Giữ nhà ở sạch sẽ, sáng sủa, khô ráo vì môi trường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho muỗi cư trú và phát triển.
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm rất phổ biến vào mùa mưa, do muỗi Aedes aegypti gây nên. Phòng ngừa bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh (ảnh chụp màn hình: vienhuyethoc.vn).
  • Phát quang bụi rậm xung quanh nhà, đậy nắp thùng nước, dọn dẹp các nơi trũng thấp sau khi trời mưa bởi đó là nơi muỗi đến sinh sản.
  • Không cho trẻ chơi gần ở những chỗ ẩm thấp, tối tăm, nơi muỗi hay tập trung.
  • Khi nghi ngờ trẻ mắc sốt xuất huyết, thì cần đưa bệnh nhi đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là những những điều quan trọng khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết. Cùng lưu ý để có hướng điều trị kịp thời nhé.