Có thông tin cho rằng, Nga và Belarus sẽ tổ chức “các cuộc tập trận không quân chiến thuật chung” từ ngày 16/1 đến ngày 1/2. Liệu những bài tập như vậy thực sự có thể được sử dụng làm vỏ bọc cho thứ gì khác không? Và nếu Tổng thống Putin thực hiện một động thái lớn để cố gắng chấm dứt chiến tranh, Mỹ sẽ làm gì để đáp trả? 

Như nhà phân tích dự báo xu hướng nổi tiếng người Mỹ Gerald Celente đã cảnh báo, cuộc chiến ở Ukraine càng kéo dài thì càng có khả năng dẫn đến một cuộc xung đột hạt nhân…

Trang Trend Journal viết như sau: “Gerald Celente đã nói trong nhiều tháng rằng, trái ngược với các báo cáo Mỹ đang trong cuộc chiến “ủy nhiệm” với Nga, thực tế  Washington hiện đang có chiến tranh với Điện Kremlin. Ông cho biết nó sẽ trở thành “chính thức” sau vụ nổ hạt nhân đầu tiên hoặc một sự kiện cờ giả thảm khốc….Chiến tranh càng kéo dài thì khả năng tạo ra một cuộc trao đổi hạt nhân càng cao”.

Hiện giờ Tổng thống Putin dường như đã sẵn sàng đẩy tất cả quân bài của mình vào ván cờ mạo hiểm mà đối thủ chơi là Mỹ có toàn quyền lựa chọn. Tuy nhiên nhà bình luận nổi tiếng James Rickards, đồng thời ông cũng là nhà kinh tế học hàng đầu của Mỹ đã nhận định như sau: 

“Mối nguy hiểm lớn có thể nảy sinh nếu Mỹ ngu ngốc tiếp tục leo thang đến cùng để ngăn chặn một thất bại của Ukraine. Tôi không dự đoán điều đó sẽ xảy ra, nhưng mọi thứ có thể leo thang đến mức vũ khí hạt nhân chiến thuật được đem ra sử dụng trong tuyệt vọng…, và chúng ta [ám chỉ nước Mỹ] dường như đang mộng du trong một cuộc đối đầu hạt nhân trừ khi chúng ta thức tỉnh”

Nhận định về tình hình Nga và Ukraine, ông Gerald Celente đã viết như sau:

“Người Nga sẽ sẵn sàng nhượng lại lãnh thổ và sẽ quay trở lại kiểm soát sau này trong những hoàn cảnh thuận lợi hơn. Đơn giản là họ sẽ lấy lại nó khi các điều kiện có lợi cho họ… Mục tiêu chính của Nga là nghiền nát và tiêu diệt các lực lượng vũ trang Ukraine.

Và nếu người Ukraine muốn tiếp tục lao mình vào các vị trí của Nga để chiếm lại đất đai và thực hiện một cuộc đảo chính tuyên truyền, thì điều đó tốt với người Nga. Họ sẽ nghiền nát các lực lượng tấn công bằng hỏa lực pháo binh hạng nặng.

Và bất chấp tuyên bố của chính phủ Ukraine, thông tin tình báo tốt nhất cho biết Nga hiện đang có tỷ lệ thương vong 8–10:1. Nói cách khác, Nga đang gây ra 8-10 thương vong cho Ukraine cho mỗi thương vong mà nước này phải gánh chịu”.

Như vậy có thể thấy Ukraine đang tổn thất khá lớn về nhân mạng và đây là bình luận rất khách quan của một nhà bình luận nổi tiếng của Mỹ khi ông chỉ ra rằng, tỷ lệ thương vong này của Ukraine đã dẫn đến sự không bền vững của lực lượng nước này. 

Ngoài ra, truyền thông trong những ngày gần đây ồ ạt đăng tải thông tin các đồng minh NATO đã tăng cường viện trợ vũ khí cho Ukraine. Nhưng thực tế thì như thế nào?

Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba hôm 9/1 đã chỉ trích các đối tác phương Tây do viện trợ quân sự không đủ cho Ukraine khi ông này viết trên twitter như sau:  

“Ukraine biết ơn các đối tác vì sự hỗ trợ quân sự của họ, nhưng chúng ta phải trung thực với nhau: không ai làm đủ khi quân Nga vẫn còn trên đất Ukraine”. 

Trước đó đã có thông tin rằng Ý sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine nhưng chỉ sau tháng 2. 

Reuters cũng cho biết Đức vẫn chưa có kế hoạch chuyển giao xe tăng Leopard 2 cho Ukraine.

Ngoài ra, cuộc họp quốc tế tiếp theo tại căn cứ Ramstein (tại Đức) về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 1 này.

Như vậy có thể thấy việc hỗ trợ vũ khí cho Ukraine vẫn nằm trong dự kiến hoặc cần một thời gian mới đi tới quyết định chuyển giao. Câu hỏi đặt ra là: Phải chăng các chính phủ Đức, Pháp, Ý đang vừa muốn làm hài lòng ông chủ Nhà Trắng, nhưng cũng tránh đối đầu làm mất lòng ông chủ điện Kremlin khi mọi việc mới dừng ở việc tuyên bố. Lưu ý là, thời gian là yếu tố quyết định thành bại trên chiến trường, việc chậm trễ giao hàng nóng cho Ukraine chậm ngày nào càng khiến nước này thiệt hại lớn trước Nga. 

Thêm nữa, hôm 8/1, Đại sứ Ukraine tại Anh Vadym Prystaiko đã cay đắng thừa nhận rằng, hầu hết vũ khí mà phương Tây cung cấp cho Kyiv đều đã cũ kỹ, một số đã hết hạn sử dụng. 

Tờ Newsweek dẫn lời ông đại sứ Ukraine như sau: 

“Một số thiết bị đã hết hạn sử dụng. Chúng tôi nói đùa rằng nếu bạn muốn thanh lý chúng, hãy gửi chúng cho chúng tôi…

“Trong thời bình không ai muốn nói chuyện như thế. Nhưng bây giờ, tại sao không?”.

Tuyên bố này của đại sứ Ukraine không khác gì một lời thừa nhận rằng, Ukraine không khác gì một bãi rác thải vũ khí độc hại và mọi lời hứa vẫn chỉ ở trên bàn giấy, khi các đồng minh NATO vẫn phải cân đo đong đếm thiệt hại đối với họ. 

Việc Ukraine đang thua liểng xiểng tại Soledar và Bakhmut càng khiến các cường quốc NATO chần chừ hơn. Lưu ý là, Ukraine muốn nhận được viện trợ nước ngoài, thì điều kiện tiên quyết là nước này phải có những pha ghi bàn trước người Nga.

Có thể bạn quan tâm: