Ai đang thực sự cạn kiệt tên lửa ở Ukraine?
Vào cuối tháng 10, hàng loạt kênh truyền thông Anh và Mỹ đều cho rằng Nga đang cạn kiệt vũ khí nhưng ngay sau đó vào tháng 11, đồng loạt truyền thông lại đưa tin rằng, chỉ trong một ngày, Nga bắn tới 100 quả tên lửa.
Trong gần 10 tháng qua, truyền thông dòng chính phương Tây đã cố gắng thuyết phục dân chúng rằng, Nga đang cạn kiệt vũ khí tiên tiến, đặc biệt là các loại đạn dẫn đường chính xác (PGM), vốn rất cần thiết trong các cuộc tấn công tầm xa nhằm vào các mục tiêu chiến lược quan trọng do Kyiv kiểm soát.
Quân đội Nga được cho là đang cùng đường khi thu giữ các linh kiện có trong máy giặt, điện thoại thông minh, máy tính xách tay hoặc bất kỳ thiết bị vi mạch nào khác để có thể tiếp tục sản xuất vũ khí.
Bất kỳ các nhà sản xuất quốc phòng nào đều hiểu rằng những thông tin đó là vô bổ, nhưng lại thuyết phục được hầu hết những ai đang cố tin vào một chiến thắng cho Ukraine. Thực chất, tất cả những thông tin đó đều là đòn tâm lý chiến, là một bộ phận quan trọng trong chiến tranh thông tin nhằm thể hiện Nga là “lạc hậu” hoặc “bất lợi về công nghệ.
Tuy nhiên chính truyền thông lại đang tự biến hình thành truyền thông không đáng tin cậy, khi thực tế cho thấy người Nga không chỉ khá nhất quán với việc sử dụng các tên lửa đẩy tầm xa tiên tiến, mà còn thực sự bắt đầu sử dụng chúng nhiều hơn, đặc biệt là trong những tháng gần đây.
Vào cuối tháng 10, hàng loạt kênh truyền thông Anh và Mỹ đều cho rằng Nga đang cạn kiệt vũ khí nhưng ngay sau đó vào tháng 11, đồng loạt truyền thông lại đưa tin rằng, chỉ trong một ngày, Nga bắn tới 100 quả tên lửa.
Không chỉ vậy, tờ New York Times còn đăng tải bài báo có tiêu đề “Tên lửa hành trình của Nga được sản xuất cách đây vài tháng bất chấp lệnh trừng phạt”. Bài báo đã tiết lộ cái gọi là “sự thiếu hụt PGM nghiêm trọng” trong quân đội Nga chẳng qua là chuyện hoang đường.
Tờ này có đoạn viết như sau: “Theo một nhóm nghiên cứu vũ khí, một số tên lửa hành trình mà Nga phóng vào cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine vào cuối tháng 11 đã được sản xuất chỉ vài tháng sau khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm tước đoạt các thành phần cần thiết để chế tạo những loại vũ khí đó của Moscow.”
Theo báo cáo, các nhà điều tra vũ khí do chính quyền Kiev thuê đã xác định rằng “ít nhất một tên lửa hành trình Kh-101 của Nga được sử dụng trong các cuộc tấn công ngày 23/11 đã được sản xuất không sớm hơn vào tháng 10”.
Các nhà điều tra đã xác định một trong những tên lửa được sản xuất trong mùa hè, trong khi một tên lửa khác được sản xuất vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10.
Cuộc điều tra được thực hiện bởi nhóm Nghiên cứu vũ khí xung đột (CAR), có trụ sở tại Anh. Kết quả cũng được xác nhận bởi nhà báo người Ba Lan Piotr Butowski, một cây bút chuyên viết về vũ khí của Nga.
Ngoài ra, một nhà phân tích tình báo quốc phòng Mỹ giấu tên thừa nhận thêm rằng, “các báo cáo từ Nga chỉ ra rằng chính phủ đã ra lệnh cho nhân viên của các nhà máy sản xuất vũ khí làm thêm giờ để cố gắng sản xuất nhiều vũ khí hơn”. Điều này cho thấy người Mỹ đã biết rõ Nga có tất cả các thành phần cần thiết để sản xuất vũ khí tiên tiến như tên lửa Kh-101. Vì vậy một lần nữa chứng minh rằng các báo cáo về sự thiếu hụt các thành phần công nghệ tiên tiến của Nga chẳng qua chỉ là tuyên truyền.
Điều đáng nói là, một mảnh của tên lửa hành trình Kh-101 được tìm thấy ở Kiev có các bộ phận được chế tạo vài tháng sau khi Mỹ và EU tung ra các các biện pháp trừng phạt nhằm “làm tê liệt” mọi lĩnh vực của Nga.
Tuy nhiên bất chấp lệnh trừng phạt, hàng trăm tên lửa này đã được Nga sản xuất và sử dụng, đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cơ sở hạ tầng chiến lược quan trọng của Ukraine. Thiệt hại đối với hệ thống lưới điện đã làm suy giảm nghiêm trọng công tác hậu cần của quân đội Ukraine, dẫn đến khả năng chiến đấu của binh sĩ nước này càng bị bào mòn.
Ngược lại, tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ, đồng thời là nhà cung cấp vũ khí chính cho Ukraine dường như mới là bên đang gặp vấn đề với kho dự trữ vũ khí tiên tiến của mình. Tờ National Review hôm 3/12 cho biết, Giám đốc điều hành tập đoàn vũ khí Raytheon, ông Greg Hayes đã cảnh báo về sự cạn kiệt nghiêm trọng kho dự trữ tên lửa chống tăng Javelin và hệ thống phòng không di động MANPADS, do chính quyền Biden đã ồ ạt gửi cho Ukraine.
Phát biểu trong một hội thảo về Ukraine tại Diễn đàn Quốc phòng Reagan, ông Hayes nói: “Vấn đề là chúng ta đã tiêu thụ quá nhiều kho dự trữ trong 10 tháng đầu tiên của cuộc chiến. Về cơ bản, chúng ta đã sử dụng hết 13 năm sản xuất [tên lửa] Stinger và 5 năm sản xuất Javelin.”
Theo ông Hayes, cả hai tập đoàn sản xuất vũ khí Raytheon và Lockheed Martin chỉ sản xuất được 400 tên lửa Javelin mỗi tháng, nhưng không có chiếc Stinger mới nào được sản xuất kể từ năm 2004. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng “cuộc giao tranh đang diễn ra ở Ukraine đang đốt cháy kho vũ khí hiện có và câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ tiếp tế, bổ sung kho dự trữ như thế nào”.
Tờ National Review cho biết, kể từ tháng 5, Mỹ đã gửi 5.500 chiếc Javelin và 1.400 chiếc Stinger cho Ukraine.
Đối với tuyên bố của Giám đốc điều hành tập đoàn Raytheon, mặc dù con số này có thể bị phóng đại vì lợi ích cốt cán của các công ty này là có được càng nhiều hợp đồng sản xuất vũ khí càng tốt, nhưng chắc chắn có một số sự thật trong tuyên bố đó của ông.
Có thể bạn quan tâm: