Những con cá cảnh đột biến, có kích thước gấp 10 lần bình thường sau khi được thả xuống sông hồ, đang gây hại cho hệ sinh thái tự nhiên ở Australia.

Cá vàng và cá chép Koi khổng lồ ngày càng xuất hiện nhiều ở các con sông ở Tây Úc. Thậm chí, người dân nơi đây còn bắt được con nặng tới 8 kg, dài 1m.

Các chuyên gia lo ngại việc cá cảnh biến thành “quái vật” sông; đang khiến các loài cá bản địa đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ David Morgan và Stephen Beatty, ít nhất 13 loài cá mới đã xuất hiện ở tây nam Australia; và những người nuôi cá được cho là thủ phạm lớn nhất.

Tiến sĩ Morgan cho biết cá cảnh thường lớn hơn nhiều so với các loài bản địa, như tôm; vì vậy chúng săn tôm để làm thức ăn. Ngoài ra, chúng còn mang những ký sinh trùng lạ và bệnh tật. Ví dụ, cá vàng mang giun móc, một trong những loại ký sinh trùng; có thể có tác động tàn phá đối với cá bản địa.

Tiến sĩ David Morgan, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Cá và Thủy sản tại Đại học Murdoch, cho biết: ‘Mọi người thường thả cá cảnh xuống sông hồ; nhưng họ không biết tác hại của chúng đối với hệ sinh thái.

Video cá cảnh hóa thành “quái vật” sông

Nguồn video: Vietnamnet.

Tại Mỹ: Thả cá vàng xuống sông hồ, đến lúc vớt lên hóa thành “quái vật”

Theo Soha.vn, tình trạng này cũng diễn ra tại Mỹ. Những con cá vàng khổng lồ đã trở thành sinh vật xâm lấn trong một hồ nước ở Minnesota, Mỹ; nơi mọi người thường đến đây để thả cá cảnh.

Video: Cá cảnh hóa thành "quái vật" sông
Cá cảnh phát triển đột biến, lớn gấp nhiều lần kích cỡ bình thường sau khi được thả xuống sông hồ.

Giới chức thành phố Burnsville đưa ra cảnh báo việc thả cá vàng xuống sông hồ có thể đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái.

Giới chức địa phương khuyến nghị: “Thay vì thả cá vàng vào môi trường, vui lòng xem xét các lựa chọn khác; như cho người thân hoặc hàng xóm sẵn sàng nhận nuôi”.