Tại  vườn thú Taronga ở Australia, một con chim cầm điểu tên là Echo học được tiếng kêu giống tiếng khóc của trẻ em và nhiều loài động vật khác nhau.

Theo nguồn tin từ VnExpress, ở vườn thú Taroga đã ghi lại được một đoạn clip ngắn tiếng kêu của chim Cầm điểu hay còn gọi là chia Lia và đăng lên mạng xã hội ngày 31/8.

Cầm Điểu có khả năng ghi nhớ và "nhại" giọng một cách siêu phàm.
Cầm Điểu có khả năng ghi nhớ và “nhại” giọng một cách siêu phàm.

Theo Bảo tàng Australia, loại chim này có tên khoa học là Menura novaehollandiae và chúng chuyên nhại lại giọng. Chúng có thể bắt trước được rất nhiều âm thanh khác nhau như tiếng động cơ chạy, tiếng cưa hay tiếng chó sủa hoặc chim hót.

Người phụ trách chăm sóc chim ở sở thú cho biết, chú chim trong đoạn clip trên tên là Echo (7 tuổi). Chú có thể nhại lại tiếng chuông cứu hỏa, chuông thông báo sơ tán ở vườn thú, hay tiếng máy khoan…

Cách đây khoảng một năm, Echo bắt đầu học tiếng khóc của trẻ em. Các nhận viên trong sở thú rất ngạc nhiên vì không biết nó học bằng cách nào. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sở thú đã phải đóng cửa.

Theo hiệp hội Audubon, vào mùa sinh sản tháng 6, tháng 7, tháng 8; cầm điểu đực có thể hót được 4 tiếng/ 1 ngày.

Chim Cầm điểu có cách tán gái ‘cực đỉnh’

Điều gây ấn tượng của loài chim Cầm điểu là khả năng ghi nhớ và “nhại” giọng một cách siêu phàm. Nhờ có cấu tạo thanh quản đặc biệt mà chúng có thể bắt chước tiếng kêu của tất cả các loài động vật, kể cả tiếng người và máy móc.

Không chỉ có khả năng nhại giọng, loài chim này còn có cách “cua gái” cực đỉnh. Khi gặp nguy hiểm thì chúng sẽ kêu rất to ra tín hiệu cảnh báo. Nhưng thực chất đây cũng là cách mà Cầm Điểu đực sử dụng để cưa cẩm bạn gái. Chúng phát đi tín hiệu giả rồi bay xung quanh để lừa lũ chim cái. Chúng muốn các con cái tin rằng, nơi an toàn nhất lúc đó là được ở bên cạnh con đực.