Bắt được con cá to, con chim chưa kịp thưởng thức thành quả thì bị ngư dân nẫng tay trên mất.

Video con chim nổi đóa vì bị ngư dân nẫng tay trên mất con cá to

Nguồn video: VnExpress.

Góc bình luận: ”Ở VN thì cả con chim và cá đều được đưa lên xuồng”

Bình luận của người xem video:

– Công sức cực khổ người ta mới bắt được, ông anh hớt tay trên. Chơi vậy ai chơi lại !!

– Tội nghiệp thân chim bé nhỏ, sao không bắt luôn vừa có thịt cá lẫn thịt chim!!

– Còn may chưa gặp tui đấy, gặp tui cho cả chim lên đĩa.

– Đúng là “hớt tay trên”, không sai tẹo nào. Phẫn nộ thay cho chú chim tội nghiệp!

– Cám ơn bạn đã cứu mạng chú chim!

– Điên thật!. Mà tỉnh lại đi gặp đa số thì anh thành chim nướng luôn nhé!

Tại sao những đàn chim di cư lại bay theo đội hình chữ V ngược?

Cứ đến mùa đông, nhiều loài chim lại di cư đến những nơi ấm áp hơn để tránh rét; đa số bay thành đàn theo hình chữ V ngược; khiến nhiều người đặt câu hỏi, tại sao chúng lại bay như vậy?

Hàng năm vào mùa đông, nhiều loài chim đổ về phương Nam tránh rét và tìm kiếm thức ăn. Điều thú vị là nhiều loài chim như én, ngỗng trời … có tập tính bay theo đội hình duy nhất là hình chữ V ngược. Vì hành trình dài và mất nhiều thời gian nên chúng phải sắp xếp đội hình bay thật chuẩn xác; được tối ưu hóa về mặt năng lượng cũng như dễ dàng giao tiếp với nhau.

Vậy nguyên nhân nào khiến những loài chim lại sử dụng đội hình bay hình chữ V ngược?

Các nhà khoa học Anh đã tìm ra câu trả lời sau khi tiến hành thí nghiệm trên 14 con cò đen đầu hói; bằng cách đeo thiết bị xác định vị trí đường bay, tốc độ và nhịp cánh của từng con cò.

Video: Con chim nổi đóa vì bị ngư dân nẫng tay trên mất con cá to
Bay theo đội hình hình chữ V ngược thể hiện sự thông minh và đoàn kết của loài chim (ảnh: dkn.tv).

Đội hình chữ V được coi là đội hình tối ưu về mặt khí động học, con bay ở đầu mũi tên hoặc hình chữ V thường là con đầu đàn; và có sức khỏe hơn những con đi sau. Khi bay theo đội hình này, chim thường tận dụng luồng không khí đi qua cánh của chúng. Bao gồm: luồng gió đi lên (có lợi) từ dưới lên mép sau của cánh để giữ cho chim bay trên không trung mà không phải vất vả vỗ cánh; và luồng không khí đi xuống (không có lợi) từ trên xuống mép sau của cánh.

Khi bay, chim đầu đàn vỗ cánh làm cho không khí ở hai bên cánh được truyền ra phía sau. Loại thứ hai tận dụng luồng gió từ đầu dẫn để nhận luồng gió có lợi và giảm thiểu luồng gió đi xuống bất lợi; để giảm thiểu công sức chúng phải sử dụng về lâu dài. Đó là mục đích chính của đội hình bay thành chữ V: “Những con chim bay phía trước chỉ đơn giản là cảm nhận được đâu là luồng khí hướng lên và đâu là luống khí hướng xuống. Từ đó, chúng sẽ xác định được vị trí thích hợp để không phải mất nhiều sức khi bay”.

Nhờ có sự liên kết khí động học nên rất hiếm khi chim bỏ đàn vì kiệt sức; nếu con đầu đàn không còn sức thì sẽ có con chim to khỏe khác thay thế ngay.

Bay theo đội hình hình chữ V ngược thể hiện sự thông minh và đoàn kết của loài chim

Theo nghiên cứu năm 2001, những con bồ nông trắng bay theo hình chữ V có nhịp tim thấp hơn và số lần đập cánh thấp hơn 14% so với khi chúng bay một mình. Nghiên cứu từ năm 1970 cho thấy khi bay theo đàn, chim có thể bay nhanh hơn tới 71% so với khi bay một con. Vì vậy con đầu đàn phải có sức khỏe và ý chí cao hơn những con còn lại.

Ngoài ra, khi bay theo hình chữ V sẽ giúp giữ liên lạc tốt hơn; vì những chú chim phía sau có thể dễ dàng nhìn thấy những chú chim phía trước. Điều này rất quan trọng để chúng không bị lạc đàn mỗi khi chim phát ra tín hiệu dừng lại để nghỉ ngơi, tìm thức ăn hoặc thay đổi hướng bay.

Con người cũng có thể học cách bay theo đội hình chữ V của loài chim; vì lợi ích tiết kiệm năng lượng của việc bay theo đội hình khá phổ biến đối với cả phi công dân sự và quân sự. Theo Nature, tạp chí công bố kết quả của các nghiên cứu mới nhất cho biết: “Bằng cách giữ cho phần chóp của cánh trong vùng xoáy của máy bay phía trước; mỗi chuyến bay phía sau có thể tiết kiệm tới 18% năng lượng”.

Giáo sư David Delpy, giám đốc điều hành của Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Vật lý và Kỹ thuật cho biết: “Giờ tôi đã hiểu tại sao các loài chim lại bay theo đội hình như vậy và đây là câu trả lời cho câu hỏi của đại đa số mọi người. Tuyệt quá! Chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho các nghiên cứu khí động học của chúng tôi”.