Con nai lắc mạnh cơ thể để thay cặp sừng trên đầu vào mùa đông, tiết kiệm năng lượng hơn cho mùa lạnh.

Nhiều cư dân mạng đã để lại bình luận khi xem khoảnh khắc con nai lắc mạnh cơ thể “đánh rơi” cả cặp sừng quý:

“Bỏ đi cặp sừng phí quá, nai biết mà đem bán thì có cả núi cỏ tha hồ ăn mùa đông rồi”.

“Vì nai biết: Sừng này là bị cắm… nên hất luôn, không hối tiếc”.

“Giờ mới thấy luôn”.

“Lắc rụng sừng mà giống như cặp sừng bị dính vậy?”.

Video ghi lại khoảnh khắc con nai lắc mạnh cơ thể “đánh rơi” cả cặp sừng quý:

Theo các chuyên gia động vật, chỉ những cá thể đực của nai sừng tấm mới mọc gạc. Gạc của nai sừng tấm đóng vai trò quan trọng khi những con cái sẽ lựa chọn bạn tình dựa vào kích thước sừng của các con đực. Ngoài ra, gạc của nai sừng tấm còn được sử dụng như một công cụ để tự vệ.

Sau khi kết thúc mùa giao phối vào mùa đông, gạc của nai sừng tấm đực sẽ bị rụng đi để con vật không còn tốn nhiều năng lượng nuôi dưỡng cặp gạc kích thước lớn này. Gạc của nai sừng tấm sẽ bắt đầu mọc trở lại vào mùa xuân năm sau và mất khoảng từ 3 đến 5 tháng để phát triển đầy đủ. Những cá thể nai sừng tấm đực chưa trưởng thành có thể sẽ không bị rụng gạc vào mùa đông.

nai rụng sừng 1
Sau khi kết thúc mùa giao phối vào mùa đông, gạc của nai sừng tấm đực sẽ bị rụng đi để con vật không còn tốn nhiều năng lượng nuôi dưỡng cặp gạc kích thước lớn này (ảnh chụp màn hình video).

Không chỉ nai sừng tấm, các loài thuộc họ hươu nai đều thay sừng hàng năm. Tuy nhiên, thông thường cặp gạc không rụng cùng một lúc, mà thường rụng cách nhau từ một đến 4 ngày, trong đó sừng trái thường rụng trước. Khi đến giai đoạn rụng sừng, các tế bào xung quanh gốc sừng sẽ phát triển mạnh để đẩy bật sừng ra khỏi đầu. Giai đoạn này sẽ gây ra ngứa ngáy khó chịu cho con vật. Các loài hươu nai thường thích cọ sừng vào mô đất, gốc cây… để giúp sừng rụng ra dễ dàng hơn.