Cuộc chiến điện năng khốc liệt: Hơn 30 triệu người có thể phải rời bỏ đất nước
Sau hàng loạt những hành động tấn công khiêu khích của chính quyền Kyiv, mọi kiềm chế và kiên nhẫn của Tổng thống Putin đã chấm dứt. Do đó, khi mùa đông đến, hơn 30 triệu người Ukraine sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn trở thành người tị nạn hoặc chết vì lạnh và đói.
Ukraine, quốc gia ủy nhiệm của Mỹ và NATO đang đối mặt với một mùa đông không điện, không nhiệt và khủng hoảng lương thực và nước uống trầm trọng. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Nga có ý định phá vỡ ý chí của người Ukraine. Khi tuyết bắt đầu rơi cũng là lúc hệ thống lưới điện của Ukraine vốn để giữ ấm và duy trì sự sống cho người dân đang dần bị phá hủy.
Việc phá hủy mạng lưới điện quốc gia trong chiến tranh được cho là một biến thể hiện đại của cuộc bao vây thời trung cổ. Nhưng thay vì bao vây thành các hay lâu đài và khiến cư dân ở đó có nguy cơ chết đói buộc phải đưa ra các điều khoản đầu hàng, thì người Nga lại mong muốn người Ukraine rời bỏ đất nước để đến tị nạn tại các nước châu Âu.
Tuy nhiên cần xét đến một thực tế là, Điện Kremlin được cho là đã cẩn thận để tránh leo thang thành một cuộc chiến lôi kéo NATO vào cuộc đối đầu trực tiếp. Nhưng sau hàng loạt những hành động tấn công khiêu khích của chính quyền Kyiv, mọi kiềm chế và kiên nhẫn của Tổng thống Putin đã chấm dứt.
Do đó, khi mùa đông đến, hơn 30 triệu người Ukraine sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn trở thành người tị nạn hoặc chết vì lạnh và đói. Bây giờ tuyết đã rơi tại Ukraine và một số quốc gia châu Âu, người Nga đã nhắm mục tiêu vào nguồn cung cấp năng lượng của Ukraine. Thời điểm này không phải là ngẫu nhiên và các nhà lãnh đạo của EU giờ đây có thể hình dung ra những hậu quả nặng nề có thể xảy ra.
Trong khi đó, các quan chức EU vẫn tiếp tục đưa ra những chính sách trừng phạt thiếu lý trí, và với quan điểm chống Nga đến cùng, họ đã bỏ bê lợi ích của quốc gia và của người dân chính họ.
Nhưng giờ đây chính quyền Tổng thống Biden dường như đã hiểu mối nguy hiểm đang rình rập của mùa đông không có điện. Phải chăng vì thế mà ông Biden đã ngỏ ý muốn gặp Tổng thống Putin.
Trong trò chơi vĩ đại về chiến lược địa chính trị của Putin, việc đưa chính quyền Tổng thống Biden và Tổng thống Zelensky ngồi vào bàn đàm phán nếu thành công, có thể được coi là một chiến thắng cho người Nga.
Nhưng cuộc xung đột này không chỉ là một cuộc chiến ủy nhiệm trên đất Ukraine. Cả Nga và Mỹ đều có những mục tiêu quan trọng hơn cả.
Người Nga muốn đảm bảo an toàn cho biên giới phía tây của họ, điều đó có nghĩa là ít nhất NATO phải rút lui khỏi tất cả các quốc gia khu vực có khoảng cách 300 km là tầm bắn của tên lửa, như ngoại trưởng Nga Lavrov đã đề cập.
Tất nhiên chính quyền Tổng thống Biden chắc chắn sẽ từ chối, bởi Mỹ sẽ không bao giờ sẵn sàng từ bỏ tư cách là người bảo vệ châu Âu thông qua cánh tay đắc lực NATO. Một sự thừa nhận như vậy chẳng khác gì đặt dấu chấm hết cho sự kết thúc thế giới đơn cực, và chả khác gì sẽ nâng cao vị thế và sức mạnh của Nga không chỉ ở đấu trường Tây Âu, mà trên toàn bộ lục địa Á-Âu.
Tuy nhiên, với sự khốc liệt của mùa đông thiếu năng lượng, và một Ukraine khó lòng chống đỡ nổi trước cuộc tổng tấn công mùa đông dự kiến có khả năng xảy ra của Nga, chính quyền Biden có thể sẽ nối lại các cuộc đàm phán với Nga, vốn đổ bể cách đây vài tuần – trước khi tình hình trở nên tồi tệ hơn.
3 vấn đề cấp bách EU phải đối mặt
Bởi Ukraine đang vật lộn với rất nhiều vấn đề nan giải: Không chỉ lực lượng binh sĩ bị tổn thất nặng nề, và đang dần kiệt quệ, tình trạng thiếu vũ khí, thiếu điện, thiếu nhiệt sưởi, nước uống, thực phẩm đã đặt ra những thách thức không hề nhỏ đối với Mỹ và EU. Họ có ba vấn đề cấp bách buộc phải xem xét:
Thứ nhất: EU đang rơi vào tình trạng khủng hoảng trong mùa đông này, với việc thiếu năng lượng, giá lương thực cắt cổ và chi phí sản xuất tăng vọt có thể là thử thách khắc nghiệt nhất mà các quốc gia EU từng phải đối phó. Nó xảy ra vào thời điểm đồng Euro đang phải đối mặt với sự bất ổn có thể làm sụp đổ các ngân hàng lớn và khiến đồng tiền này rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Rủi ro của đồng Euro gần như chắc chắn sẽ chuyển thành mối đe dọa hiện hữu đối với vị thế của đồng USD cùng hệ thống ngân hàng Mỹ.
Thứ hai: Mỹ đang cùng lúc phải đối phó không chỉ với một mà là cả hai siêu cường quân sự và kinh tế là Nga và Trung Quốc. Cả hai đang hình thành nên 1 liên minh tạo ra một chuỗi cung ứng độc lập, với việc Nga cung cấp nguyên liệu thô cho toàn thế giới và Trung Quốc cung cấp hàng hóa trên toàn cầu. Dựa trên cơ sở dân số, chỉ cần thiết lập với hai đối tác thương mại là Ấn Độ và Trung Quốc, Nga sẽ dễ dàng vượt qua mọi sự cô lập của Mỹ và EU.
Thứ ba: Cốt lõi của mối quan hệ đối tác giữa Nga với Ấn Độ, Ả rập xê út, Trung Quốc … được xác định là để nhằm hạn chế sử dụng đồng USD trong các giao dịch thương mại càng nhiều càng tốt. Với tư cách là một trong hai bên đứng sau việc tạo ra đồng đô la dầu mỏ hay còn gọi là Petrodollar, Ả rập xê út đang tái liên kết với khối thương mại châu Á. Những động thái tiếp theo theo hướng này chắc chắn sẽ làm suy yếu quyền bá chủ của đồng USD, vốn là nguồn sức mạnh chính của Mỹ đối với các quốc gia khác.
Có thể ban quan tâm: