OPEC+ giữ nguyên quyết định: Giá dầu tăng vọt khi G7 áp giá trần dầu Nga
Một lần nữa OPEC+ tiếp tục dội gáo nước lạnh lên nhóm G7 cũng như các quan chức EU khi vào ngày Chủ nhật (4/12), OPEC + đã đồng ý tuân thủ các mục tiêu cắt giảm sản lượng dầu chỉ hai ngày sau khi G7 đồng ý áp mức giá trần 60USD đối với dầu của Nga.
Lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga được thông qua trong gói trừng phạt thứ 6 mà EU ban bố hồi tháng 6/2022, bắt đầu có hiệu lực từ hôm qua (5/12). Đồng thời các nước EU và G7 áp giá trần 60USD/thùng với hy vọng có thể ép buộc Moscow bán dầu cho các đối tác khác với ít lợi nhuận hơn.
Vào 2 tuần trước, giá dầu sụt giảm sau khi tờ Wall Street Journal đưa tin rằng, Ả Rập Xê Út sẽ tăng sản lượng dầu lên 500.000 thùng mỗi ngày, một động thái có thể giúp hàn gắn rạn nứt giữa Ả Rập Xê Út và chính quyền Biden, trong bối cảnh phương Tây đang nỗ lực ngăn chặn ngành dầu mỏ của Nga.
Nhưng cùng ngày hôm đó, ngày 22/11, bộ trưởng dầu mỏ Ả Rập Xê Út Hoàng tử Abdulaziz bin Salman đã bác bỏ thông tin trên, và nhấn mạnh lại rằng “OPEC+ sẽ tiếp tục cắt giảm 2 triệu thùng mỗi ngày cho đến cuối năm 2023” và nước này sẵn sàng can thiệp vào thị trường nếu cần thiết (tức là OPEC sẽ cắt giảm sản lượng hơn nữa nếu giá dầu giảm mạnh, theo Reuters.
Như vậy có thể thấy, thông tin của Wall Street Journal về việc Ả rập Xê út tăng sản lượng dầu để giúp Mỹ và chống lại Nga đã được chứng minh là tin giả.
Một lần nữa OPEC+ tiếp tục dội gáo nước lạnh lên nhóm G7 cũng như các quan chức EU khi vào ngày Chủ nhật (4/12), OPEC + đã đồng ý tuân thủ các mục tiêu cắt giảm sản lượng dầu chỉ hai ngày sau khi G7 đồng ý áp mức giá trần 60 USD đối với dầu của Nga.
Sau khi các nước phương Tây bắt đầu áp đặt mức giá trần 60 USD/thùng và lệnh cấm đối với một số loại dầu của Nga, dầu thô Brent đã tăng 2,27 USD lên 87,84 USD/thùng.
Theo Fortune, “dầu thô Brent vốn giảm xuống mức thấp nhất vào ngày 28/11, nhưng cuối cùng lại đạt mức tăng hàng tuần lớn nhất trong một tháng. Điểm chuẩn được giao dịch cao hơn tới 1,7% vào thứ Hai sau quyết định của OPEC + về các dấu hiệu nới lỏng các biện pháp hạn chế Covid ở Trung Quốc và những bất ổn xung quanh xuất khẩu của Nga”.
Trong khi ấy, “Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết Moscow sẽ cấm các công ty trong nước bán dầu của Nga dưới bất kỳ mức giá trần nào và sẵn sàng giảm sản lượng để bù đắp cho lượng xuất khẩu bị mất”, theo Politico.eu.
Như vậy có thể thấy, cùng với động thái của OPEC+ giữ nguyên lập trường cắt giảm sâu 2 triệu thùng mỗi ngày, và Nga cấm bán dầu cho các quốc gia áp giá trần chủ yếu là Mỹ và EU, lệnh trừng phạt thiếu lý trí này của G7 tiếp tục sẽ đẩy châu Âu lún sâu hơn vào cuộc khủng hoảng năng lượng trong thời điểm tuyết bắt đầu rơi tại châu lục này.
Chưa dừng ở đó, mức giá trần 60 đô la của các quan chức G7 và EU đã tiếp tay thêm cho Trung Quốc ngày càng kiếm nhiều tiền hơn.
G7 trừng phạt, áp giá trần dầu Nga là làm lợi cho Trung Quốc
Có nhiều sai lầm trong chính sách áp đặt giá trần đối với dầu Nga của G7.
Thứ nhất là nó không làm tổn hại gì đến Nga bởi mức giá trần 60USD/ thùng, còn cao hơn giá dầu Ural Nga đang bán hiện tại, cao hơn mức giá niêm yết trung bình trong 5 năm và cao hơn nhiều so với giá hoàn vốn trung bình của tập đoàn năng lượng Rosneft của Nga.
Theo Reuters, “Mức trần giá G7 sẽ cho phép các nước ngoài EU tiếp tục nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển, nhưng nó sẽ cấm các công ty vận chuyển, bảo hiểm và tái bảo hiểm xử lý các lô hàng dầu thô của Nga trên toàn cầu, trừ khi nó được bán với giá thấp hơn giá trần.”
Theo The Epoch Times, “Điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ có thể mua thêm dầu của Nga với mức chiết khấu lớn trong khi gã khổng lồ dầu mỏ thuộc sở hữu nhà nước Nga sẽ tiếp tục tạo ra lợi nhuận rất cao 16% trên vốn trung bình được sử dụng và hơn 8,8 tỷ rúp (141 triệu USD) doanh thu, có nghĩa là thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ cao gấp đôi yêu cầu chi tiêu vốn của nó”.
Mức giá trần sai lầm này của G7 không chỉ mang lại sự giàu có cho Trung Quốc, mà còn giúp tập đoàn Rosneft kiếm được lợi nhuận khổng lồ và có thể trả hàng tỷ đô la tiền thuế cho chính phủ Nga.
Một mặt, G7 đã tự đẩy mình vào thế khó khi tước đoạt 4,5 triệu thùng mỗi ngày lượng dầu xuất khẩu của Nga trong năm 2023 ra khỏi nguồn cung với mức giá tối thiểu, mà còn giúp OPEC trở nên quyền lực hơn khi mọi động thái cắt giảm nguồn cung của khối này trên thực tế là đẩy giá dầu lên mức cao hơn.
Có thể nói Trung Quốc đang cực kỳ hạnh phúc khi vừa được đảm bảo nguồn cung dài hạn với mức giá chiết khấu hấp dẫn từ Nga, trong khi vừa bán được các sản phẩm tinh chế ra toàn cầu, đặc biệt là thị trường châu Âu với giá đắt cắt cổ.
Nhà kinh tế học người Tây Ban Nha và là giáo sư kinh tế học toàn cầu Daniel Lacalle đã nhận xét về quyết định trừng phạt và áp giá trần dầu Nga của G7 như sau:
“Khi tôi đọc tin tức về “giá giới hạn” này, tôi tự hỏi liệu các quan chức (G7) đã từng làm việc trong ngành cạnh tranh toàn cầu hay chưa. Họ có thể chưa, nhưng chắc chắn họ sẽ tuyển dụng hàng nghìn “chuyên gia” có thể nói với họ rằng đây là một ý tưởng thông minh. Đó là rác rưởi”.
Nếu G7 thực sự muốn làm tổn hại đến tài chính và xuất khẩu của Nga, thì cách để làm điều đó là khuyến khích đầu tư cao hơn vào các nguồn thay thế và cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, những gì đang diễn ra thì ngược lại, theo The epoch Times.
Có thể nói quyết định trừng phạt dầu Nga của G7 là một sai lầm nghiêm trọng, khi bằng cách thêm cái gọi là “giá trần dầu Nga” vào các gói trừng phạt, G7 đang gieo mầm cho một siêu chu kỳ hàng hóa, nơi thay vì các nước EU muốn thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga thì nay lại phải phụ thuộc vào 1 thế lực còn mạnh hơn nhiều: Đó là cả OPEC, OPEC+ và Nga.
Cũng vậy, quyết định áp giá trần dầu Nga của G7 đã khiến các nền kinh tế châu Âu nhẽ ra chỉ phụ thuộc vào một mình nước Nga, thì nay lại đặt mình vào tình thế phụ thuộc vào cả 2 ông lớn là Nga và Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm: