Hải cảnh Trung Quốc liên tiếp tuần tra Biển Đông

Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) hôm 4/12 công bố báo cáo cho thấy hải cảnh Trung Quốc liên tục tuần tra các khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông; trong đó có Bãi Cỏ Mây và Bãi Tư Chính.

Biểu đồ cho thấy hải cảnh Trung Quốc liên tục tuần tra Biển Đông từ ngày 1/12/2019-30/11/2020; quanh các khu vực (từ trên xuống) là Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), Bãi cạn Luconia, Bãi cạn Scarborough, Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) (ảnh: AMTI).
Biểu đồ cho thấy hải cảnh Trung Quốc liên tục tuần tra Biển Đông từ ngày 1/12/2019-30/11/2020; quanh các khu vực (từ trên xuống) là Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), Bãi cạn Luconia, Bãi cạn Scarborough, Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) (ảnh: AMTI).

AMTI cho rằng, trong bối cảnh khu vực các nhà dàn DK1 ở Bãi Tư Chính giàu tài nguyên và dễ bị xâm phạm; giới quan sát đang dõi theo “liệu Hà Nội có phản đối tích cực hơn nữa” đối với các cuộc tuần tra của hải cảnh Trung Quốc hay không.

Thống đốc Georgia: Các vali phiếu rất ‘đáng quan ngại’

Thống đốc bag Georgia, ông Brian Kemp kêu gọi kiểm tra chữ ký của các lá phiếu được gửi qua thư; sau phiên điều trần về gian lận bầu cử ở tiểu bang của ông, theo Western Journal.

Video cho thấy các nhân viên kiểm phiếu yêu cầu báo giới và những người quan sát rời khỏi phòng kiểm phiếu; như thể là họ đã chấm dứt hoạt động kiểm phiếu của ngày hôm đó. Tuy nhiên, ngay sau khi mọi người rời khỏi phòng, các nhân viên lôi ra các vali phiếu bầu giấu dưới gầm bàn; và tiếp tục kiểm trong khoảng 2 tiếng đồng hồ.

Ông Kemp thuộc Đảng Cộng hòa cho rằng video này rất “đáng quan ngại”.

Mỹ cấm visa cho người Trung Quốc gây ảnh hưởng độc hại ở nước ngoài

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 4/12 công bố quyết định mới về việc cấm thị thực (visa) cho các công dân Trung Quốc tham gia vào chiến dịch gây ảnh hưởng độc hại của Bắc Kinh ở nước ngoài.

Ông Pompeo cho biết, các biện pháp mới được áp dụng cho những người đã hoặc đang đe dọa “bạo lực thể chất, đánh cắp và tiết lộ thông tin cá nhân, làm gián điệp, phá hoại hoặc can thiệp ác ý vào các vấn đề chính trị trong nước, tự do học thuật, quyền riêng tư cá nhân hoặc hoạt động kinh doanh”. (Chi tiết)

Pháp chất vấn nguồn gốc nội tạng ở Trung Quốc

The Epoch Times hôm 4/12 đưa tin: Hơn 60 nhà lập pháp ở Cộng hòa Pháp đã chất vấn về nguồn gốc của các ca cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc; đồng thời kêu gọi các tổ chức y tế ở cả Trung Quốc và Pháp tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.

Trung Quốc là nước có tỷ lệ hiến tạng thuộc hàng thấp nhất thế giới vì quan niệm người chết cần phải toàn thây. Tuy nhiên, số ca cấy ghép tạng ở nước này tăng trưởng phi mã lên thành quốc gia cấy ghép tạng lớn thứ 2 thế giới, kể từ sau năm 1999.

Vào tháng 6/2019, Tòa án Xét xử Trung Quốc (China Tribunal), một tòa án độc lập ở Anh Quốc, kết luận Bắc Kinh là một “chính quyền tội phạm” khi bảo trợ cho hoạt động thu hoạch nội tạng từ những người vô tội.

Ukraine khôi phục các hình phạt về khai man thu nhập

Quốc hội Ukraine hôm 4/12 đã bỏ phiếu áp dụng trở lại các hình phạt đối với những quan chức khai man về thu nhập của họ, theo Đài Châu Âu Tự do (RFE).

Trước đó, vào tháng 10, Tòa án Hiến pháp Ukraine đã hủy bỏ các hình phạt này; dẫn đến phản ứng dữ dội lan rộng cả trong và ngoài nước.

Theo quyết định mới của Quốc hội, một quan chức cố tình che giấu tài sản trị giá từ 1,3 triệu đến 9 triệu hryvnya (46.000 đến 318.000 đô la) có thể bị phạt từ 42.500 đến 51.000 hryvnya (1.500 đô la đến 1.800 đô la); hoặc bị kết án từ 150 đến 240 giờ phục vụ cộng đồng.