Các chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang hủy hoại chính đất nước và người dân Trung Hoa, theo ông James R. Gorrie, tác giả của cuốn sách “Cuộc khủng hoảng Trung Quốc”.

Bài phân tích của ông được công bố trên trang The Epoch Times ngày 25/8.

Thế giới từng xôn xao về “Điều kỳ diệu của Trung Quốc” khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở mức độ 2 con số trong hầu hết ba thập niên. Tuy nhiên, các vấn đề ngày càng xuất hiện.

Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường đầy tham vọng của Trung Quốc đã xuất khẩu những lời hứa hẹn của Mô hình Bắc Kinh đến nhiều nơi trên thế giới. Nhưng sau khi các thỏa thuận với Bắc Kinh được thực hiện với các quốc gia đang phát triển yếu hơn, các quốc gia đó đã rơi vào bẫy nợ không đáy. Của cải từ quốc gia đó bị chuyển giao cho giới lãnh đạo Trung Quốc.

Ông Gorrie cho biết Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dành nhiều thập niên thâm nhập vào các cơ sở chính trị, văn hóa, truyền thông, học thuật và tài chính của phương Tây. Ảnh hưởng của Trung Quốc thể hiện rõ trong nhiều trường đại học, hãng thông tấn, phương tiện truyền thông giải trí và các trung tâm công nghệ lớn nhất của phương Tây.

Tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình dự lễ đón Tổng thống Madagascar Hery Rajaonarimampianina bên ngoài Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 27/3/2017(ảnh chụp màn hình Reuters).

Ở trong nước, ĐCSTQ còn gây ra rất nhiều vấn đề cho dân tộc Trung Hoa. Quốc gia này đang phải đối mặt với một số cuộc khủng hoảng sâu rộng sâu rộng vì các chính sách của ĐCSTQ.

Ông Gorrie cho rằng: “Là cơ quan có thẩm quyền tuyệt đối đối với mọi khía cạnh của đời sống Trung Quốc, Ban lãnh đạo ĐCSTQ cần phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những thất bại trong chính sách của đất nước với rất nhiều ví dụ điển hình”.

Các chính sách hủy hoại của ĐCSTQ

Chính sách “zero-COVID” đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất nghiêm trọng. Việc phong tỏa các thành phố lớn như Thượng Hải và Thâm Quyến, hàng chục triệu người đột nhiên không có việc làm trong nhiều tháng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến năng suất của Trung Quốc mà còn làm gián đoạn chuỗi cung ứng, khiến các công ty nước ngoài di dời hoạt động ra khỏi Trung Quốc.

Các cuộc biểu tình gia tăng xuất hiện ở nhiều nơi. ĐCSTQ đã tăng cường kiểm soát và bề mặt có vẻ đã khắc chế được các cuộc biểu tình.

“Nhưng rốt cuộc nó đang làm tổn hại đến tinh thần con người ở Trung Quốc, một đất nước vốn đã có dấu hiệu của những tác động kinh tế và nhân khẩu học nghiêm trọng trong dài hạn”, theo ông Gorrie.

Hủy hoại người dân

“Chính sách một con thiển cận của ĐCSTQ” đã tạo ra những cuộc khủng hoảng xã hội lớn mà bây giờ mới bắt đầu bộc lộ, theo ông Gorrie.

Mặc dù ĐCSTQ đã chuyển đổi thành chính sách 2 con, 3 con, nhưng không thay đổi được vấn đề. Hiện nay, Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng thiếu trẻ sơ sinh trầm trọng. Tỷ lệ sinh ở mức thấp kỷ lục, vì giới trẻ Trung Quốc không vội kết hôn hoặc sinh con.

Trung Quốc đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học với tỷ lệ sinh giảm, dân số già và thiếu hụt hàng nghìn tỷ USD quỹ hưu trí.

“Khi bức tranh kinh tế ngày càng ảm đạm với những thông tin xấu liên tục, chẳng hạn như sự sụp đổ của lĩnh vực bất động sản, thì cái nhìn của người dân về tương lai cũng vậy”, ông Gorrie bình luận.

Hủy hoại môi trường

Qua nhiều thập niên tăng trưởng bất chấp tàn phá tự nhiên, Trung Quốc hiện nay còn đối mặt với cuộc khủng hoảng môi trường. 90% nước ngầm bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp và con người. 70% các con sông của Trung Quốc là độc hại đối với con người. Chỉ riêng chi phí kinh tế của cuộc khủng hoảng nước này đã lên tới 1,15 nghìn tỷ đô la mỗi năm.

Nhưng những người dám lên tiếng cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trường đều có nguy cơ bị chính quyền hạch sách. Ông Gorrie viết: “Giống như chính sách ngăn chặn vi rút hà khắc, ĐCSTQ đã nhanh chóng sử dụng cuộc khủng hoảng ô nhiễm như một lý do để kiểm soát và quấy rối người dân hơn nữa. Thêm một chương đáng buồn, mang tính hủy diệt dưới bàn tay sắt của ĐCSTQ”.

Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình quy trách nhiệm cho Mao Trạch Đông về Cách mạng Văn hóa
Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình quy trách nhiệm cho Mao Trạch Đông về Cách mạng Văn hóa (ảnh chụp màn hình Hindustan Times).

Ông cho biết đây mới chỉ là “bề mặt” về mức độ tàn phá của ĐCSTQ đối với Trung Quốc và người dân. Còn có “những tác động xã hội đang bắt đầu xuất hiện” nhưng rất khó để đánh giá đầy đủ.

“Dưới góc độ lịch sử, một quốc gia được tạo nên bởi ba phần cơ bản: con người, văn hóa và vùng đất nơi họ sinh sống. Bên dưới đó là hoạt động kinh tế.”

Nhưng trong khi giành giật quyền lực tối cao trên thế giới, giới lãnh đạo hiện tại “đang tiêu diệt cả ba điều trên một cách có hệ thống, dẫn đến một dân tộc tuyệt vọng, một nền văn hóa bị hoài nghi, các vùng đất, vùng biển bị nhiễm độc và hoang tàn”.

Ông Gorrie cho rằng bộ máy lãnh đạo mới của ĐCSTQ cũng sẽ tiếp tục đi trên con đường đó. Do đó, mức độ hủy hoại đối với Trung Quốc và người dân Trung Hoa có thể sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa.

Có thể bạn quan tâm: