Kinh tế Trung Quốc sa sút, tăng trưởng kém xa Việt Nam
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp diễn ra trong khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy kinh tế Trung Quốc đang tiếp tục suy giảm. Các chuyên gia cho rằng, chính sách “zero-Covid” đã đưa kinh tế Trung Quốc vào tình trạng khó khăn chưa từng có, theo NTD.
Kinh tế Trung Quốc “đi xuống ngày càng nhanh”
Ông Vương Hách (Wang He), người phụ trách chuyên mục của Epoch Times cho biết công nghiệp sản xuất là con át chủ bài trong tay ĐCSTQ, nhưng nó đang ở trong tình trạng thắt lưng buộc bụng. Kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy giảm.
Đây chắc chắn là một tin xấu đối với Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh vào giữa tháng 10.
Đồng nhân dân tệ mất giá, bất động sản sụt giảm, doanh nhân nước ngoài rút lui khỏi Trung Quốc. Gần đây, tỷ giá nhân dân tệ liên tục suy giảm. Ngày 28/9, tỷ giá nhân dân tệ so với đô la Mỹ trên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài lần lượt xuống dưới 7,24 và 7,25, cả hai đều chạm mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2019.
Ông Vương Hách cho rằng về cơ bản, sự mất giá của đồng Nhân dân tệ phản ánh sự phục hồi yếu ớt của nền kinh tế Trung Quốc và những kỳ vọng bi quan về xu hướng kinh tế trong và ngoài nước của Trung Quốc.
Bất động sản đi xuống cũng là một tín hiệu quan trọng cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang suy yếu. Theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc: Từ tháng 1 đến tháng 8, đầu tư phát triển bất động sản cả nước là 9.080,9 tỷ nhân dân tệ, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước; doanh số bán nhà ở thương mại là 8.587 tỷ nhân dân tệ, giảm 27,9%.
Từ tháng 1 đến tháng 8, quỹ dành cho các doanh nghiệp phát triển bất động sản là 10.081,7 tỷ nhân dân tệ, giảm 25,0% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Vương Hách cho biết điều này cho thấy sau khi vỡ bong bóng bất động sản, sự suy thoái của Trung Quốc vẫn chưa có hồi kết. Tác động của nó là rất lớn và sâu rộng.
Một dấu hiệu khác cho thấy sự suy yếu của kinh tế Trung Quốc là sự di cư của các doanh nhân nước ngoài. Theo Cục Thống kê Thượng Hải, từ tháng 6 đến tháng 7 năm nay, các dự án đầu tư ra nước ngoài của Thượng Hải đã giảm 20,3% so với cùng kỳ năm trước. Vào tháng 4, khi 25 triệu dân của Thượng Hải bị đóng cửa chống dịch, thì chỉ có 13 công ty có vốn đầu tư nước ngoài mới, so với con số 305 vào tháng 3.
SCMP đưa tin, các nhà đầu tư nước ngoài không tin rằng chính phủ Trung Quốc sẽ sớm thay đổi chính sách zero-Covid đầy khắc nghiệt của mình.
“Không có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy ông Tập Cận Bình sẽ thay đổi chính sách zero-COvid khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba”, Alicia Garcia Herrero, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Natixis, cho biết.
Ông Vương Hách cho rằng nhiệm vụ cốt lõi của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong năm nay là ổn định nền kinh tế. Nhưng zero-Covid là chính sách cơ bản của Tập Cận Bình, nên ông Lý Khắc Cường muốn làm gì cũng khó.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc 2022 dự kiến kém xa Việt Nam
Các nhà kinh tế chỉ ra rằng chính sách phong tỏa cực đoan đã khiến nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình thế khó xử chưa từng có. Ông Lận Thường Niệm (Lin Changnian), Giám đốc điều hành của Công ty TNHH Chứng khoán Phương Đông Trí Dị của Hồng Kông, nói với VOA rằng chính sách zero-Covid gây xáo trộn cuộc sống của người dân, làm tổn hại đến sự thịnh vượng, và hiệu quả thấp.
Ông Lận nói: “Họ cứ phong tỏa suốt, khiến người dân mệt mỏi. Điều quan trọng nhất là ngành công nghiệp không biết sản xuất như thế nào, vì không ai có thể đi làm, và nhiều vốn nước ngoài muốn rời đi. Do đó, về mặt kinh tế, điều đó rất tồi tệ”.
Vào ngày 27/9, Ngân hàng Thế giới đã hạ đáng kể dự báo tăng trưởng kinh tế (GDP) của Trung Quốc cho năm 2022 xuống còn 2,8%.
Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới ước tính rằng Việt Nam sẽ tăng trưởng kinh tế ở mức 7,2% trong năm 2022, cao hơn nhiều so với ước tính dành cho Trung Quốc.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho biết, nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đi xuống là do tác động của dịch bệnh và tình trạng phong tỏa lớn hơn dự báo.
“Tăng trưởng phục hồi ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương trong nửa đầu năm 2022, nhưng Trung Quốc đã mất đà”, theo báo cáo.
Trước đó, Ngân hàng Phát triển Châu Á đã hạ mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuống 3,3%, thấp hơn nhiều so với các nước Châu Á như Việt Nam, Malaysia và Indonesia.
Báo cáo của Ngân hàng Châu Á chỉ ra rằng đây là lần đầu tiên sau 30 năm tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước Châu Á khác vượt qua Trung Quốc. Điều này có nghĩa là Trung Quốc đang đánh mất vị thế là trung tâm sản xuất của thế giới.
Có thể bạn quan tâm: