Trong cuộc chiến chống lại nước Nga, giới lãnh đạo Brussels càng thúc đẩy giấc mơ về một châu Âu thống nhất, thì mục tiêu cho thấy ngày càng có vẻ xa rời.

Giấc mơ thống nhất – đoàn kết ngày càng xa vời

Những tranh chấp giữa hai “ông lớn” là Đức và Pháp ngày càng cho thấy châu Âu bị chia rẽ nghiêm trọng, đỉnh điểm là khi Hội nghị thượng đỉnh Pháp-Đức hồi cuối tháng 10, được đánh dấu bằng các bất đồng công khai trong việc áp giá trần khí đốt của Nga, cũng như cách giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu nói chung.  

Một nhóm nước, đứng đầu là Pháp, tích cực vận động Liên minh châu Âu áp dụng một cơ chế được gọi là “cơ chế Iberia”, tức mô hình áp giá trần đối với khí đốt được dùng để sản xuất điện mà hai quốc gia ở bán đảo Iberia là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang triển khai. 

Tuy nhiên, một số nước khác như Hà Lan, và đặc biệt là Đức, lại không muốn thảo luận về việc áp giá trần khí đốt, với lập luận rằng một biện pháp như thế sẽ chỉ khiến các nhà cung cấp khí đốt bỏ rơi châu Âu để bán giá cao hơn cho các nước khác.

Giới quan sát nhận định, cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay đang khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa Pháp và Đức, hai quốc gia đầu tàu của Liên minh châu Âu. 

Mặc dù cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đều cố gắng giảm nhẹ mâu thuẫn này trong cuộc gặp song phương trước khi Thượng đỉnh diễn ra nhưng các diễn biến tại Hội nghị cho thấy, hai quốc gia trụ cột của EU đang hành động theo các ưu tiên khác nhau. 

Tổng thống Macron đã công khai chỉ trích chính quyền Thủ tướng Scholz đã đơn phương hành động vì lợi ích của Đức mà không tham khảo các đồng minh châu Âu, khi tung ra gói bảo vệ tài chính lên tới 200 tỷ euro để trợ giúp các doanh nghiệp và hộ gia đình Đức trước khủng hoảng năng lượng, trong khi hầu hết các nước EU khác không có đủ nguồn lực tài chính để hành động như nước Đức. 

Pháp và Đức cũng bất đồng về việc trợ giúp vũ khí cho Ukraine, khi Đức muốn mua các hệ thống phòng không của Mỹ để cung cấp cho Ukraine thay vì các hệ thống của châu Âu. 

Trong khí đó, nền kinh tế lớn thứ 3 EU là Ý cũng đang có cuộc đối đầu với nền kinh tế lớn thứ hai là Pháp trong một vụ rắc rối kinh điển của châu Âu: Đó chính là khủng hoảng di cư. 

Hôm 19/11, tờ  Express  cho biết đã có một cuộc tranh cãi ngoại giao giữa Pháp và Ý khi Thủ tướng Ý Meloni đã buộc Tổng thống Pháp Macron phải tiếp nhận 234 người di cư trên con tàu cứu hộ Ocean Viking sau khi Ý từ chối cho cập cảng nước này.

Tổng thống Macron đã trả đũa Ý bằng cách rút khỏi thỏa thuận với EU về việc tiếp nhận người di cư, hàm ý Pháp sẽ từ chối không tiếp nhận những người di cư như vậy đến từ Ý.

Liên minh châu Âu trên danh nghĩa đã cam kết chia sẻ “sự giàu có” bằng cách đón nhận dòng người di cư  từ những nơi xa xôi như Bangladesh, Pakistan, châu Phi, khiến Ý phải gánh chịu hậu quả đầu tiên vì nước này là cửa ngõ để người di cư bất hợp pháp tìm đường vào châu Âu.

Thủ tướng Ý Giorgia Meloni đã phản ứng giận dữ trước quyết định này của  Tổng thống Pháp, cho thấy ngày nay Ý không phải là nơi để giới lãnh đạo EU điều khiển.

Sự mâu thuẫn giữa 3 trụ cột kinh tế cho thấy một châu Âu quá ngổn ngang khó lòng có thể đoàn kết trong cuộc chiến chống lại người Nga. Trong khi ấy, nhân tố Ba Lan đang nổi lên như một đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở châu Âu cũng phải đối mặt với nội tình bết bát.

Ba Lan đối mặt với siêu lạm phát

Chi tiêu cho vũ khí và năng lượng đang bóp nghẹt nền kinh tế Ba Lan – vốn là quốc gia chống Nga kịch liệt nhất ở châu Âu. Ba Lan hiện phải đối mặt với một cuộc lạm phát thực sự thảm khốc. Giá thực phẩm đang tăng lên hàng ngày, thậm chí các tù nhân Ba Lan phải trả tiền điện, công dân Ba Lan đang chạy trốn khỏi đất nước của họ. Tất cả chỉ vì chính phủ Ba Lan đã phạm một số sai lầm nghiêm trọng. 

Chủ tịch Ngân hàng Quốc gia Ba Lan (NBP) Adam Glapinski là người hiểu rõ nhất về sức khỏe của nền kinh tế nước này, khi ông cho rằng lạm phát cao trong ít nhất vài tháng nữa sẽ góp phần làm chậm lại đáng kể tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Ba Lan. 

Hiện Ba Lan đang có mức tỷ lệ lạm phát cao nhất kể từ năm 1997 là 17,2% và có khả năng sẽ “tăng lên 19% vào tháng 2 năm sau khi tăng trưởng kinh tế sẽ giảm xuống 0”, ông Adam Glapinski cho biết. 

Trong khi ấy, Hội đồng Chính sách Tiền tệ Nhà nước Ba Lan dự đoán lạm phát sẽ lên tới 24% vào đầu năm tới, khi thành viên Hội đồng là ông Ludwik Kotecki cảnh báo . 

Borys, người đứng đầu Quỹ Phát triển Nhà nước, đã xác nhận trong một cuộc phỏng vấn với TVN 24 rằng, tình hình tài chính của Ba Lan ngày càng trở nên khó khăn, liên quan đến việc tái cấu trúc hệ thống năng lượng của đất nước (sau khi từ chối khí đốt của Nga) và phân bổ vũ khí cho năm tới. 

Lạm phát đã ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống ở Ba Lan, “không chỉ dẫn đến tình trạng bần cùng hóa các hộ gia đình mà còn gây áp lực đáng kể lên tiền lương”, Giáo sư Waldemar Rogowski, trưởng bộ phận phân tích của BIG InfoMonitor của Ba Lan cho biết 

Tình hình xã hội xấu đi đã dẫn đến việc nhiều người Ba Lan rời bỏ đất nước để tới Vương quốc Anh. 

Tờ Dziennik-polityczny viết như sau: “Việc di cư tới Anh không có nghĩa là Anh không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng. Giá thuê căn hộ trở nên đắt đỏ hơn, thuế và chi phí nhiên liệu cũng tăng lên. Ngoài ra, còn có sự cố mất điện. Nhưng từ quan điểm tài chính, sống ở Anh tốt hơn ở Ba Lan. Nếu bạn nhìn vào những số liệu thống kê khô khan, bạn có thể thấy rằng người Ba Lan đang dần trở thành một trong những quốc gia nghèo nhất”.  

Đồng thời, chính quyền Ba Lan đang bị chỉ trích vì đã chọn một phương pháp chống lạm phát không phù hợp, trong bối cảnh trái phiếu Ba Lan sụp đổ. 

Kết quả là, các nhà phân tích vẽ ra một bức tranh ảm đạm về Ba Lan với lạm phát khổng lồ, lãi suất âm hai con số và thâm hụt ngân sách. Triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Ba Lan phụ thuộc vào nhu cầu từ Đức và các nước EU khác, trong khi những nước này cũng đang  ở trong tình thế khó khăn. 

Trong khi ấy nước Nga đang phải chịu hàng chục nghìn lệnh trừng phạt từ phương Tây thì như thế nào? 

Nga đang được coi là một Pháo đài vững chắc khi Điện Kremlin đã áp dụng một chính sách bảo thủ để ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính và nhìn chung đã phát huy tác dụng. Đây là nhận xét của các chuyên gia kinh tế tại Tổ chức tư vấn châu Âu Bruegel và Viện Tài chính Quốc tế (IIF) có trụ sở tại Washington, trong bài báo có tiêu đề:  “Các biện pháp trừng phạt đã ảnh hưởng đến Nga như thế nào”. 

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã không dẫn đến việc giảm nguồn thu ngân sách của Nga để duy trì hoạt động chiến tranh ở Ukraine, và thặng dư từ xuất khẩu tăng mạnh vào năm 2022 đạt mức gần 240 tỷ USD – gấp đôi kỷ lục trước đó thiết lập vào năm 2021. 

Các chuyên gia phương Tây đã gọi chiến lược phòng thủ mà Điện Kremlin sử dụng là “Pháo đài Nga”. Theo các nhà phân tích, nhờ phản ứng có thẩm quyền của Ngân hàng Trung ương Nga, các biện pháp trừng phạt trong lĩnh vực tài chính đã không gây ra khủng hoảng tài chính ở Nga và sự thu hẹp trong hoạt động kinh tế hóa ra ít hơn dự kiến. 

Trong khi đó, truyền thông phương Tây ngày càng thừa nhận rằng các biện pháp trừng phạt Nga sẽ không giúp giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.

Có thể bạn quan tâm: