NATO – Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương giờ đây cho thấy có vẻ chỉ bao gồm Mỹ và Vương quốc Anh hơn là gồm 30 thành viên đoàn kết hùng mạnh.  

Cái tên Khối liên minh quân sự ‘Bắc Đại Tây Dương’ này dường như không có liên quan gì đến nước Đức vùng Baltic hay nước Ý ở Địa Trung Hải, chứ đừng nói đến Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ ở Biển Đen. Ngay cả Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng hướng về Caribe và Nam Đại Tây Dương chứ không phải Bắc Đại Tây Dương.

Vụ nổ đường ống Nord Stream 1&2 đã khiến nước Đức ít nhiều có một phần thức tỉnh. Mối quan hệ bấp bênh giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary với các đồng minh Mỹ và các thành viên trong khối NATO khá là phức tạp. 

Vào thời điểm này, Thổ Nhĩ Kỳ được cho là một quả bom nổ chậm trong NATO, bởi hàng loạt vấn đề mà nước này đang được cho là rào cản cho sự đoàn kết trong khối. 

Đỉnh điểm chính là vụ khủng hoảng ngoại giao giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ ngay sau vụ nổ bom hôm 13/11 khiến 6 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương ở khu vực đông đúc trên Đại lộ Istiklal ở trung tâm thành phố Istanbul.  

Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ ông Suleyman Soylu cáo buộc rằng, Đảng Công nhân người Kurd (PKK) đứng sau vụ đánh bom này. Điều đáng nói là, Thổ Nhĩ Kỳ còn cáo buộc Mỹ phải chịu trách nhiệm về vụ nổ này. 

Tờ The Hill cho biết: “Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Mỹ đồng lõa trong vụ đánh bom gần đây ở thành phố Istanbul hôm Chủ nhật khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương”. 

Bộ trưởng Nội vụ Süleyman Soylu bác bỏ tuyên bố chia buồn từ Mỹ trong cuộc họp báo với các phóng viên gần hiện trường vụ tấn công, sau khi nhà chức trách bắt giữ một phụ nữ Syria bị tình nghi có quan hệ với các chiến binh người Kurd”.

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên tuyên bố rằng họ sẽ không chấp nhận lời chia buồn của Mỹ và để trả đũa, Thổ Nhĩ Kỳ đã phát động một chiến dịch quân sự chống lại người Kurd ở miền bắc Syria và tuyên bố đã vô hiệu hóa 184 phần tử khủng bố của đảng PKK và đảng YPG. 

Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, Hulusi Akar cho biết: 

“Nhìn chung, Bộ Quốc phòng tuyên bố rằng các cuộc tấn công đã đánh trúng gần 90 mục tiêu, được cho là có liên quan đến Đảng Công nhân người Kurd (PKK) và Các Đơn vị Phòng vệ Nhân dân người Kurd (YPG)”.

Điều đáng nói là hầu hết truyền thông đều không đề cập chính xác mục tiêu của các cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào trung tâm căn cứ của các chiến binh PKK do Mỹ hậu thuẫn.

Giới thạo tin đồn đoán rằng trước khi tấn công, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã cảnh báo cho chính quyền Biden có thời gian để sơ tán hầu hết nhân viên của mình.

Cần lưu ý là, một tuyên bố từ người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng cho biết , “Sự leo thang ở Syria và dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria trong những ngày gần đây là nguy hiểm và là mối đe dọa đối với sự an toàn của dân thường và nhân viên Mỹ ở Syria”.

Cùng thời điểm, người phát ngôn của Bộ chỉ huy Trung tâm Mỹ  (CENTCOM) cho biết, cuộc không kích vào căn cứ của SDF gây ra “nguy cơ đối với quân đội và nhân viên Mỹ” đang hoạt động trong khu vực.

Lực lượng SDF chủ yếu là người Kurd là đối tác hiệu quả nhất của Mỹ trong cuộc chiến chống lực lượng IS ở Syria, nhưng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdoğan lại coi lực lượng dân quân này là kẻ thù và đổ lỗi cho các nhóm người Kurd về vụ tấn công khủng bố ngày 13/11 ở Istanbul. Cả SDF và Đảng Công nhân người Kurd (PKK) đều phủ nhận có liên quan.

Những tuyên bố trên của Nhà Trắng dường như xác nhận những đồn đoán có thể trở thành sự thật. Nếu đúng vậy, thì Mỹ và NATO đã bị giáng một đòn đau vào thể diện, và bị sỉ nhục lần thứ hai sau vụ rút quân khỏi Afghanistan khi không thể làm gì để tự vệ.

Sự kiện trên cho thấy điều kỳ lạ gì? Tất nhiên nó kỳ lạ bởi một sự kiện hy hữu chưa từng có. Đó là một quốc gia thành viên NATO đã cáo buộc Mỹ đồng lõa trong cuộc tấn công lớn nhằm vào nước họ, và sau đó quốc gia thành viên NATO này đã trả đũa bằng cách tấn công vào các cơ sở do Mỹ điều hành. 

Nhưng kỳ lạ hơn là, Mỹ lại tán thành các cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, khi phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho biết hôm 22/11 rằng, Thổ Nhĩ Kỳ có “quyền tự vệ” trước các nhóm chiến binh người Kurd ở miền bắc Syria và Iraq sau các cuộc không kích lớn của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực. 

Tuyên bố này từ Nhà Trắng đã đánh dấu sự thay đổi trong cách tiếp cận của Mỹ đối với các hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại người Kurd ở Syria. Trước đó, Mỹ thường lên án Thổ Nhĩ Kỳ nhưng hiện Nhà Trắng không làm như vậy. 

Vì sao Mỹ lại tán thành Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào nhóm người Kurd (PKK) do Mỹ hậu thuẫn? Câu trả lời đơn giản là, Thổ Nhĩ Kỳ đang nắm thóp được Mỹ và NATO. 

Theo chuyên gia quân sự Soner Cagaptay tại Viện Chính sách Cận Đông ở Washington, thì “ưu tiên hàng đầu của Mỹ không phải là Syria mà là Ukraine. Thổ Nhĩ Kỳ là nhà cung cấp vũ khí quan trọng cho Ukraine và là trung gian hòa giải chính giữa Kiev và Moscow. Nước này cũng có quyền phủ quyết đối với việc gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan”, theo Axios. 

Tất nhiên người Kurd do Mỹ hậu thuẫn đứng đầu là Tướng Mazloum Kobane Abdi – Chỉ huy Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) nói rằng Nhà Trắng phải có “nghĩa vụ đạo đức” để ngăn chặn cuộc tấn công của Tổng thống Erdogan.

Một lần nữa sự kiện trên đã bộc lộ rõ điểm yếu phi thường của Mỹ và NATO khi phải nhún nhường Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách hy sinh người Kurd. Ít ngày sau đó, NATO cũng lặp lại điểm yếu trong sự cố tên lửa rơi xuống lãnh thổ Ba Lan, khi nhanh chóng nếu đích danh Ukraine là thủ phạm, nhằm tránh cho khối quân sự này phải đối đầu trực diện quân sự với Nga.

Có thể bạn quan tâm: