Người giàu hay nghèo, hạnh phúc hay đau khổ chỉ khác ở cách tư duy. Có “4 kiểu tư duy nghèo” nên tránh xa, nếu bạn đang sở hữu chúng, hãy loại bỏ!

Người có tư duy tiêu cực nếu không thể thay đổi tư tưởng; rất khó để đạt được thành công và hạnh phúc. Chỉ có tư duy tích cực mới là cách tốt nhất cho một cuộc sống tốt đẹp và ngập tràn niềm vui. Làm người, muốn cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hãy tránh 4 kiểu tư duy nghèo sau:

1. Kiểu tư duy nghèo thứ nhất: Tư duy cố định

Có một loại người luôn chấp nhận ngưỡng an toàn của hiện tại; họ khá cố chấp vào ý kiến của riêng mình. Người có tư duy cố định thường nhìn mọi thứ dưới góc nhìn hạn hẹp. Họ tin rằng những điều thuộc về cá tính, đặc điểm cá nhân của mỗi người là rất khó thay đổi. Bởi vì họ thường bị giới hạn bởi niềm tin và cách suy nghĩ. Họ cho rằng mọi người được sinh ra với những khả năng, trí thông minh khác nhau và nó khó thay đổi.

Kiểu tư duy cố định
Người có tư duy cố định thường nhìn mọi thứ dưới góc nhìn cứng nhắc và khó thay đổi.

Đây là kiểu tư duy của người theo chủ nghĩa kinh nghiệm. Họ có thói quen tự cho mình là người từng trải; họ dùng kinh nghiệm và nhận thức của bản thân để đánh giá mọi việc; bất chấp có mâu thuẫn với người khác không. Dường như, tất cả mọi thứ bị ràng buộc trong loại tư duy cố định để suy nghĩ về mọi vấn đề của cuộc sống.

Họ nghĩ về những thất bại như một sự chứng thực cho sự kém thông minh và khả năng hạn chế của họ; điều đó càng khiến họ không thể đạt được mục tiêu. Họ dễ dàng bỏ cuộc với nỗi sợ thất bại và quan niệm cố hữu rằng rất khó để thay đổi điều gì.

Họ sẽ gán cho sự thất bại lý do rằng “Tôi chỉ đơn giản là không giỏi về nó. Tôi không thể trở nên tốt hơn ngay cả khi đã cố gắng“. Thay vì nỗ lực hết mình để đương đầu với thử thách; họ chỉ đơn giản là nhượng bộ vì sự thiếu tự tin.

2. Kiểu tư duy cua

Nếu chúng ta đặt một con cua vào xô; con cua sẽ tự lực dựa vào bản lĩnh của mình để bò ra ngoài. Nhưng nếu có rất nhiều con cua, thì một con không thể leo ra. Bởi vì con cua ở phía dưới sẽ liều mạng kéo cua phía trên xuống; đó là lý do vì sao cuối cùng không con cua nào có thể bò ra ngoài cái xô được.

Người có kiểu “tư duy cua” có thể ngầm hiểu rằng “Ta không được thì ngươi cũng đừng nghĩ có được, chi bằng cùng nhau ở trong vực sâu tối tăm này“. Đây chính là cách tư duy điển hình của loài cua. Con người nếu có tâm ích kỷ, tật đố, ghen tị, toan tính và cạnh tranh mạnh mẽ thì sẽ có lối tư duy cua này. Do đó họ thường là người đi ngăn cản sự tiến bộ và thành công của người khác.

Giữa người với người, việc giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau cần thiết
Con người nếu có tâm ích kỷ, tật đố, ghen tị, toan tính và cạnh tranh mạnh mẽ thì sẽ có lối tư duy cua này.

Trong xã hội hiện nay, trong hầu hết các doanh nghiệp và doanh nhân chân chính; người ta đều theo nguyên tắc win – win. Nghĩa là hợp tác đôi bên cùng có lợi. Nếu giao du với người có kiểu tư duy cua này thì sẽ rất khó có mối quan hệ lâu dài.

Giữa người với người, việc giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau cần thiết. Bên cạnh đó, nó còn liên quan đến phẩm chất đạo đức của con người trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Do đó, người thuộc kiểu tư duy cua này cần thay đổi mới có thể gặp những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

3. Kiểu tư duy thiển cận

Có một câu chuyện nhỏ như sau: Henry sinh ra trong một gia đình nghèo; anh ấy có năng khiếu chơi bóng bầu dục rất giỏi và được huấn luyện viên đánh giá khá cao.

Kiểu tư duy thiển cận
Có thể nói người thiển cận họ chỉ biết theo đuổi những lợi ích trước mắt; họ chỉ có cái nhìn một chiều về cuộc sống và không biết nhìn xa trông rộng.

Một lần, một người bạn giới thiệu Henry đi làm thêm và kiếm được 3,25$/ giờ. Henry đã rất xúc động và sau đó anh ta có xu hướng muốn hưởng thụ cuộc sống mà không cần nỗ lực thêm nữa.

Khi huấn luyện viên biết được suy nghĩ đó của anh. Ông tức giận nói: “Từ bây giờ, em sẽ có cả cuộc đời để làm việc. Nhưng em có thể tham gia cuộc thi này bao nhiêu ngày? Giá của một giấc mơ có trị giá 3,25$ một giờ không?

Henry tỉnh táo lại, sau đó anh đã cống hiến hết mình cho việc học tập. Sau khi tốt nghiệp đại học, gia nhập đội bóng Denver Broncos nổi tiếng và trở thành một ngôi sao bóng đá tỏa sáng được nhiều người yêu mến..

Rõ ràng, Henry trước đó đã có một kiểu tư duy thiển cận. Có thể nói người thiển cận họ chỉ biết theo đuổi những lợi ích trước mắt; họ chỉ có cái nhìn một chiều về cuộc sống và không biết nhìn xa trông rộng.

4. Kiểu tư duy nghèo thứ 4: Tư duy tiêu cực

Một số người có quá khứ không được hạnh phúc, có tuổi thơ bất hạnh thường dễ rơi vào kiểu tư duy tiêu cực.

Phần lớn chúng ta ít nhiều dễ rơi vào lối tư duy tiêu cực về một vài vấn đề nào đó trong cuộc sống. Nhưng nếu người có tư duy tiêu cực là chủ đạo thì rất không tốt. Họ có tâm lý chán ghét mọi thứ và thường hay than vãn. Thay vì phải sống lạc quan tích cực và cầu tiến; người có tư duy tiêu cực lại thường nghĩ đến điều không may.

Nghèo túng không đáng sợ bằng "4 kiểu tư duy nghèo túng" này
Thay vì phải sống lạc quan tích cực và cầu tiến; người có tư duy tiêu cực lại thường nghĩ đến điều không may (ảnh minh họa: internet).

Do đó, họ dễ bị tụt mất nhiều cơ hội tốt đẹp ghé qua. Vì tư duy tiêu cực, họ thường làm cho những người xung quanh bị ảnh hưởng theo. Với bản thân họ sẽ khó có được niềm vui và hạnh phúc thật sự. Kể cả khi điều tốt gõ cửa, thì họ cũng nghĩ theo hướng tiêu cực và bất lợi. Điều này thật khó lý giải nhưng chúng ta đều có thể nghiêm nghiệm lại bản thân.

Người có tư duy tiêu cực nếu không thể thay đổi tư tưởng; rất khó để đạt được thành công và hạnh phúc. Chỉ có tư duy tích cực mới là cách tốt nhất cho một cuộc sống tốt đẹp và ngập tràn niềm vui.

Trên đây là 4 kiểu tư duy nghèo chúng ta nên nhận ra và thay đổi nếu mình sở hữu chúng. Vì cuộc sống là chuỗi ngày nổ lực và tự hoàn thiện bản thân.