Cơn lũ lịch sử lên nhanh nhưng lại rút chậm.Trong khi đó, hàng tiếp tế không dễ vượt lũ vào với bà con. Người dân vùng lũ Quảng Bình ra vẫy từng xe để xin cứu trợ khi thấy ô tô chạy qua đường tránh BOT Quảng Ninh – Lệ Thủy.

Nhiều người dân Quảng Bình đứng bên vệ đường thành từng tốp. Họ là những người dân vùng ngập lũ các xã Hồng Thủy, Thanh Thủy (huyện Lệ Thủy), di chuyển lên các vùng đất cao để tránh lũ.

Ảnh chụp màn hình báo VTC News.

Mang áo mưa mỏng, đứng cùng nhóm hơn 10 người phụ nữ và trẻ em, bà Lê Thị Lựu (ở thôn 3, xã Thanh Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) thấy xe đi qua liền chạy ra vẫy tay gọi: “Có cơm hay mỳ tôm không? Cứu chúng tôi với!”.

Qua chia sẻ với VTC News, bà Lự kể: “Lũ lên nhanh, nhà ngập sâu, chúng tôi phải chạy lên vùng đất cao để tránh lũ. Giờ ngập hết, mọi nhà đều không có gì để ăn. Các nơi khác thì không biết, chứ vùng tôi không có ai phát cứu trợ, nên phải ra đường xin cơm, mỳ tôm ăn chứ đói quá không chịu nổi”.

Ảnh chụp màn hình báo VTC News.
Ảnh chụp màn hình báo VTC News.
Ảnh chụp màn hình báo VTC News.
Ảnh chụp màn hình báo VTC News.

Theo tìm hiểu của PV VTC News, hàng trăm người dân ra đường để vẫy xe xin cơm, mỳ tôm trên tuyến đường BOT tránh lũ Quảng Ninh – Lệ Thủy chủ yếu là dân các thôn ngập sâu như: Móc Định, Móc Thượng, Thạch Trung (xã Hồng Thủy), thôn 3, 4 (xã Thanh Thủy – huyện Lệ Thủy).

Anh Lê Văn Hiếu (ở thôn 4 Thanh Tân, xã Thanh Thủy) cho biết: “Dân làng tôi bị ngập sâu, tài sản trôi hết. Giờ mọi người phải lên vùng đất cao để tránh lũ. Mấy ngày nay, không có gì ăn, không thấy cứu trợ, nên dân phải ra đường tránh lũ vẫy xe qua đường xin cơm, xin nước và mỳ tôm để ăn sống qua ngày. Từ đây về nhà cách 3km, chúng tôi đi bộ qua triền cát, lội nước mới về đến nhà. Nhưng hiện nhà vẫn ngập sâu, nước đang còn hơn 1,5m, nên chưa thể về được”.

Ảnh chụp màn hình báo VTC News.
Ảnh chụp màn hình báo VTC News.

Theo Tuổi Trẻ Online, đến 15h chiều 20/10, nhiều nơi ở tỉnh Quảng Bình vẫn chìm trong biển lũ, nhiều nhà dân vẫn còn ngập đến mái. Trong khi đó, tại rốn lũ ở huyện Lệ Thủy, mực nước trên sông Kiến Giang vẫn đạt mức 4,37m, trên báo động 3 đến 1,67m.

Cơn lũ lịch sử lên nhanh nhưng lại rút chậm làm nhiều người dân không những mất mát tài sản, nhà cửa tan hoang mà đến miếng ăn, nước uống cũng đã cạn kiệt. Trong khi đó, hàng tiếp tế không dễ vượt lũ vào với bà con.

Ảnh chụp màn hình báo Tuổi Trẻ Online.

Trong trận lũ lịch sử này, tỉnh Quảng Bình có hơn 100.000 ngôi nhà bị ngập, 9 người chết và 30 người bị thương. Trong đó, huyện Lệ Thủy gần 100% số hộ dân bị ngập trong nước, huyện Quảng Ninh có hơn 17.000 ngôi nhà bị ngập.