Nữ cầu thủ đội U16 Việt Nam phải bỏ ngang giấc mơ đá bóng cũng như mong muốn giúp đỡ gia đình thoát nghèo để bảo vệ mạng sống của chính mình. Trong bạo bệnh, cô gái Trần Thị Hạnh (CLB Phong Phú Hà Nam) ước mơ sẽ gặp được điều kỳ diệu giữa nhân gian.

Sinh năm 2003, vậy mà ở tuổi 18, Hạnh đã phải giải nghệ. Căn bệnh lupus ban đỏ không cho phép em ra ngoài nắng, làm những công việc nặng, hạn chế ăn ngọt, tránh căng thẳng và còn nhiều điều khác được ghi trong đơn tư vấn của bác sĩ ở bệnh viện Bạch Mai.

Bạo bệnh từ tháng 10/2020

Chuyện buồn với Hạnh ập đến khi em đang cùng đội bóng chủ quản thi đấu ở TP. HCM và Bình Dương. Khi đó, vào tháng 10/2020, Hạnh lên cơn sốt cao 42-43 độ C. Bản thân Hạnh nghĩ bị dị ứng cho đến khi biết căn bệnh và cũng không tin mình lại bị lupus ban đỏ.

Đến nay, Hạnh đã nghỉ bóng đá được 7 tháng; hồ sơ vẫn còn ở CLB chủ quản. Đội bóng vẫn trả lương cho Hạnh đến tháng 4/2021. Giờ đây cô gái 18 tuổi chỉ quanh quẩn trong nhà, làm những việc vặt.

Gia đình của Nữ cầu thủ Hạnh.
Ảnh chụp màn hình hiển thị trên báo Zing.

Hàng tháng, bố của Hạnh cùng con gái út lên Hà Nội lấy thuốc. Tiền thuốc mỗi tháng từ 8-9 triệu đồng. Tất cả là thuốc đặc trị, được kê theo đơn chứ không được bán ở ngoài. Bác sĩ nói nếu không uống thuốc, cô khó giữ được mạng sống của mình.

Gia đình Hạnh có 6 người. Hạnh là út, phía trên có 2 anh trai và một chị lớn. Bố mẹ làm phụ hồ, hoàn cảnh khó khăn. Để có tiền cho con cầm cự mạng sống, ông bà phải đi vay mượn thêm cho đủ tiền thuốc men.

Hạnh nói có thể sống được 5 năm nữa, nếu uống thuốc cũng thêm được vài năm. Cô gái chưa bước sang tuổi 20 kể, em hụt hẫng và buồn lắm khi biết điều đó; nhất là khi còn dang dở ước muốn giúp đỡ bố mẹ và khoác áo tuyển Việt Nam.

Lời động viên ý nghĩa từ tiền vệ Minh Vương

Khi biết được hoàn cảnh của Hạnh, tiền vệ Trần Minh Vương đã gửi thư, tặng Hạnh một chiếc áo đấu cùng khoản tiền ủng hộ.

gia đình 1
Ảnh chụp màn hình hiển thị trên báo VnExpress.

“Trước đây tôi từng rơi vào hoàn cảnh có thể chấm dứt sự nghiệp, nên khi biết được hoàn cảnh của Hạnh, tôi rất đồng cảm và muốn chia sẻ với em chút giá trị tinh thần để mong em vượt qua khó khăn”, Minh Vương chia sẻ với báo VnExpress. “Đây chỉ là việc nhỏ bé, tôi không muốn mọi người biết nhưng không thể giấu được. Là cầu thủ, tôi rất hiểu hoàn cảnh của các đồng nghiệp nữ, họ thiệt thòi hơn chúng tôi nhiều. Tôi mong nhiều người yêu mến và giúp đỡ các cầu thủ nữ”, Minh Vương nói.

Cùng với tiền vệ của Hoàng Anh Gia Lai, khi biết được hoàn cảnh của Hạnh, một số câu lạc bộ bóng đá nữ, vài cầu thủ đồng nghiệp nam khác đã góp chút tiền cho gia đình Hạnh vượt qua khó khăn.

Ước mơ về một điều kỳ diệu giữa nhân gian

Trong những ngày gian khó chống lại bệnh tật, Hạnh vẫn giữ cho mình nụ cười và một niềm hy vọng. Đối với người yêu quý em cũng vậy, tất cả đều mong có một điều kỳ diệu giữa nhân gian đến với cô gái trẻ người Hà Nam. Nhất là với những người hằng ngày phải chứng kiến em bị bệnh tật dày vò; ai cũng mong muốn nỗi thống khổ mà cô gái trẻ đang phải chịu đựng sẽ có ngày chấm dứt.

Biết là khó, vậy phải chăng là không có cách? Đối với y học hiện nay, thì lupus ban đỏ quả là quá khó để chữa dứt điểm. Nhưng phải chăng là chẳng còn có biện pháp nào? Trên thực tế, đã có những câu chuyện chân thực, sống động về những bệnh nhân lupus ban đỏ khỏi bệnh. Những con người ấy, sau khi bước qua cửa tử và sang một giai đoạn mới; họ đã kể ra chính sự trải nghiệm của bản thân mình khi gặp được điều kỳ diệu giữa nhân gian. Những câu chuyện ấy không chỉ kể về quá trình họ được trị hết bệnh, được cải biến thể trạng và tâm lý thế nào; mà còn là quá trình họ được trải nghiệm điều tuyệt vời hơn nữa: Được chân chính tu sửa bản thân, để làm một người tốt, một người tốt hơn nữa.

Những câu chuyện ấy, mỗi chúng ta, nữ cầu thủ Trần Thị Hạnh và những ai quan tâm có thể đọc và tham khảo (xem bằng cách nhấn vào đường link dưới bài, hoặc ấn vào nút Tại đây). Mong rằng những điều may mắn sẽ đến với Hạnh và những người trong hoành cảnh tương tự, để phía trước tất cả mọi người sẽ không là những nỗi niềm bi quan trong tuyệt lộ.