Kể từ khi bắt đầu chiến tranh, châu Âu đã gặp khó khăn do năng lượng nhập khẩu từ Nga giảm. Bây giờ, hầu hết các quốc gia châu Âu đang chịu sự kìm hãm kinh tế bởi lạm phát kỷ lục. Bài viết của tác giả Vishwas Makkar của kênh TFI Media cho thấy một châu Âu đang thay đổi.

Điện đàm Đức – Nga

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thúc giục Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc điện đàm nhằm “tìm một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột ở Ukraine. Nó có thể dựa trên một lệnh ngừng bắn và rút quân hoàn toàn của Nga càng sớm càng tốt”, phát ngôn viên của chính phủ Đức tuyên bố.

Phát ngôn viên Steffen Hebestreit nói thêm: ‘Trong cuộc điện đàm kéo dài 90 phút, ông Scholz nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo an toàn cho nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia ở Ukraine và kêu gọi Putin tiếp tục thực hiện đầy đủ thỏa thuận ngũ cốc do Liên hợp quốc hậu thuẫn.’

Trớ trêu thay, Đức đã đình chỉ khả năng nhập khẩu khí đốt Nga thông qua đường ống Nord Stream 2 mới được xây dựng. Cựu thủ tướng Đức, Gerhard Schröder đã gặp Tổng thống Putin trước đó và kêu gọi người Đức bình thường hóa quan hệ với Moscow. 

Tuy nhiên, ông Schröder đã bị chỉ trích nặng nề vì dường như đứng về phía “Ác quỷ” Nga. Giờ đây có vẻ như Thủ tướng Scholz cũng đứng về phía cái gọi là “Ác quỷ” và bỏ rơi Mỹ.

Châu Âu rời Mỹ?

Điều thú vị là người Đức không phải là quốc gia duy nhất “nổi loạn” chống lại Lầu Năm Góc và đứng về phía Putin. 

Tổng thống Pháp Macron từ lâu đã vận động những người đồng cấp châu Âu khắc phục những thiệt hại đã gây ra với chính quyền Moscow. 

Thủ tướng Đức Olaf Scholz (trái) và Tổng thống Pháp Macron (phải) (ảnh: Chụp màn hình từ DW)

Ngoài ra, Tổng thống Macron trước đây đã bảo vệ chính sách duy trì đối thoại với Nga sau khi nước này triển khai hoạt động đặc biệt ở Ukraine. Ông cho rằng các cường quốc trên thế giới nên chuẩn bị cho một “hòa bình thương lượng” để chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn nửa năm.

Đức và Pháp là hai nền kinh tế lớn nhất của EU và sự thể hiện tình đoàn kết gần đây của họ với Điện Kremlin là lý do đủ tốt để cho rằng châu Âu có vẻ nghiêng ngả về phía Nga để xoa dịu nước này.

Cuộc xung đột đang diễn ra đã tạo ra những hoàn cảnh đe dọa sự thống nhất của các quốc gia EU. Nhiều quốc gia như Hungary và Ba Lan đã thực hiện các hành động đối lập trực tiếp với sự lãnh đạo của EU.

Nga: Hy vọng duy nhất của châu Âu để kiềm chế lạm phát

Người ta có thể thắc mắc tại sao một số cường quốc châu Âu lại đột ngột chủ động gọi điện cho Tổng thống Putin. 

Có một điều chắc chắn là kể từ khi bắt đầu chiến tranh, châu Âu đã gặp khó khăn do năng lượng nhập khẩu từ Nga giảm dần và gần đây đã cắt hẳn qua đường ống North Sream 1. EU đã phải hối hả tìm kiếm các nguồn cung khác, tuy nhiên đều đã thất bại.

Bây giờ, hầu hết các quốc gia châu Âu đang chịu sự kìm hãm của lạm phát kỷ lục. Vương quốc Anh đang trên bờ vực suy thoái, Đức đang hướng tới phi công nghiệp hóa và Ý đang gặp khó khăn về tài chính.

Hơn nữa, bất ổn dân sự mà tình huống giống như ‘nội chiến’ đang phát sinh ở tất cả các quốc gia châu Âu do tỷ lệ giá cả lương thực và năng lượng tăng bất thường. 

Do đó, trong bối cảnh mùa đông sắp đến, các nhà lãnh đạo châu Âu nhận ra rằng, họ nên làm lành với ông Putin, và có khả năng mong muốn đàm phán về việc mở trả lại nguồn cung cấp khí đốt.

Xem thêm: Ukraine hứng bão hoả lực, sau khi phản công ‘thành công’ tại Kharkiv