Tối qua, tỉnh Quảng Ninh phản hồi dư luận về nghi vấn “’lấp biển, bức tử núi đá thành hòn non bộ’.

Tranh cãi về “hòn non bộ to nhất Việt Nam”.

Mạng xã hội 2 ngày qua lan truyền hình ảnh về một khu đô thị lấn biển ở Quảng Ninh. Trong đó, một số tài khoản mạng xã hội Facebook còn cho rằng giữa quần thể khu đô thị có một núi đá được dân mạng đánh giá là “hòn non bộ to nhất Việt Nam”.

Tối 16/8, tỉnh Quảng Ninh phản hồi việc này. Tỉnh Quảng Ninh cho biết, hình ảnh và thông tin trên mạng xã hội cho rằng dự án khu đô thị ở huyện Vân Đồn có dấu hiệu ảnh hưởng đến di sản vịnh Hạ Long là ‘không đúng với hiện trạng trên thực tế’. Phía Quảng Ninh nói, đây hình ảnh ở khu vực Ao Tiên nằm trong phạm vi của Khu kinh tế Vân Đồn và bức ảnh này không đúng với hiện trạng tại khu vực Ao Tiên.

Trong khi sự việc đang gây tranh luận, chiều 16/8, một tài khoản đưa tin liên quan đến khu đô thị nói trên đã bị công an Quảng Ninh triệu tập.

Hai giảng viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội bị tố quấy rối sinh viên

Hai giảng viên bị hai nữ sinh viên tố có hành vi quấy rối của Trường ĐH Thủ đô Hà Nội đã bị đình chỉ để phục vụ việc xác minh, theo báo Người Lao Động.

Cụ thể, tối 15/8, trên một số diễn đàn sinh viên, một sinh viên cho hay trong quá trình học quân sự tại cơ sở 2 của trường năm 2021, em này bị một giảng viên quấy rối, cưỡng bức khi phòng sinh hoạt gặp trục trặc, em này cùng các bạn được di chuyển xuống phòng giáo viên để ngủ. Giảng viên này còn gọi điện, nhắn tin làm phiền nữ sinh với lời lẽ phản cảm.

Sự việc này vẫn tiếp diễn đến khi em này kết thúc kỳ quân sự và trở về nhà. Sau nhiều lần nữ sinh không nghe máy, sự việc mới dừng lại.

“Em rất sốc vì thầy đã gần 60 tuổi, bình thường nhìn thầy rất chuẩn mực, được sinh viên yêu quý, không ngờ lại có những hành vi như vậy”- sinh viên này chia sẻ.

'BCH Đoàn trường sao lại ra thông báo nhận xử lý vụ này. Đó phải là Ban Giám hiệu hay Hội đồng Sư phạm gì đó chứ?' - một trong những thắc mắc của độc giả.
‘BCH Đoàn trường sao lại ra thông báo nhận xử lý vụ này. Đó phải là Ban Giám hiệu hay Hội đồng Sư phạm gì đó chứ?’ – một trong những thắc mắc của độc giả.

Sáng 16/8, có thêm một nữ sinh khác đăng thông tin tố một giảng viên bộ môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội quấy rối trong kỳ học quân sự vào tháng 6/2022.

Cây cổ thụ hơn 300 tuổi chết khô sau khi được ‘bảo dưỡng’

Ông Quý, một người dân kể, cây trôi cổ thụ ở làng Yên Lạc (xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương, Nghệ An) đã trên 300 năm tuổi. Trước 1975, cây bị trúng bom phát nổ nhưng sau đó vẫn sống xanh tốt, cho trái rất thơm và ngọt.

Sau khi quyên góp được 200 triệu đồng, từ năm 2020, người dân trong xóm thực hiện kế hoạch “bảo dưỡng” cây, kèm theo mục tiêu biến khu đất 4.000 m2 này thành “công viên lịch sử”. Từ lúc bồi đất, bón phân đạm NPK và thuê người… phun thuốc trừ sâu, cây trôi quý bỗng rụng lá hoàn toàn. Đến nay, cây trôi đã chết khô, cành cây đã bị mục, nhiều mảng vỏ cây bị bong ra khỏi thân cây.

Sau khi được chăm sóc đặc biệt, cây trôi 300 năm tuổi lại chết khô (ảnh chụp màn hình báo Tiền Phong).
Sau khi được chăm sóc đặc biệt, cây trôi 300 năm tuổi lại chết khô (ảnh chụp màn hình báo Tiền Phong).

“Chúng tôi dự tính sau tôn tạo sẽ làm thủ tục để đăng ký Cây di sản Việt Nam. Tiếc là kế hoạch không thành, giờ cây đã chết rồi”, ông Quý tiếc nuối.

Ông Biden ký dự luật về khí hậu, chăm sóc sức khỏe và thuế trị giá 430 tỷ USD

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Ba (16/8) đã ký ban hành đạo luật trị giá 430 tỷ đô la nhằm cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và giảm giá thuốc theo toa.

Theo Reuters, đây được coi là gói chi tiêu về khí hậu lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Đảng Dân chủ nói rằng nó sẽ giúp chống lại tình trạng lạm phát bằng cách giảm thâm hụt liên bang.

Tuy nhiên, lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell cho biết luật mới sẽ có tác động ngược lại.

“Các đảng viên Đảng Dân chủ đã cướp đoạt từ người Mỹ vào năm ngoái bằng cách tiêu tốn nền kinh tế của chúng ta với mức lạm phát kỷ lục. Năm nay, giải pháp của họ là làm điều đó lần thứ hai”, ông McConnell nói.

Khả năng Ukraine thực hiện vụ nổ làm rung chuyển Crimea

Các vụ nổ và hỏa hoạn đã phá tan kho đạn ở bán đảo Crimea do Nga chiếm đóng vào ngày 16/8, khiến hơn 3.000 người phải sơ tán, theo AP. Nga không đưa ra cáo buộc bên nào về vụ nổ, nhưng nói rằng đó là một “hành động phá hoại”.

Căn cứ quân sự của Nga tại Crimea trước và sau khi bị tấn công (ảnh chụp từ Twitter).
Căn cứ quân sự của Nga tại Crimea trước và sau khi bị tấn công (ảnh chụp từ Twitter).

Giới quan sát cho rằng khả năng đó là một cuộc tấn công từ Ukraine. Chỉ vài ngày trước, Crimea hứng chịu một cuộc tấn công khác làm 9 máy bay Nga bị phá hủy, và khả năng Ukraine là bên tấn công. Tuy nhiên, Ukraine đã ngừng tuyên bố nhận trách nhiệm về bất kỳ vụ nổ nào.