Sự bấp bênh của Ukraine
Mồi lửa chiến tranh hạt nhân chưa lúc nào rõ rệt như thời điểm hiện nay, khi cả Mỹ và NATO đang leo thang nguy hiểm với Nga. Không ai đoán biết được người Nga sẽ phản ứng thế nào, nhưng việc kích động hay dồn một cường quốc hạt nhân vào chân tường có lẽ không phải là một ý tưởng hay ho.
Lịch sử đã từng ghi nhận vào ngày 7/12/1941, Đại sứ Mỹ Averell Harriman đang cùng Thủ tướng Winston Churchill dùng bữa tối tại nhà riêng của ông Churchill thì đài BBC đưa tin quân Nhật tấn công Căn cứ Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng. Đại sứ Harriman khi ấy đã bị sốc khi ông lặp đi lặp lại các từ “Người Nhật đã đột kích Trân Châu Cảng.”
Tuy nhiên Đại sứ Harriman không có gì phải sốc khi trước đó chính quyền Tổng thống Roosevelt trên thực tế đã dọn đường cho Nhật tấn công hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ bằng một loạt các quyết định thù địch, mà đỉnh điểm là lệnh cấm vận dầu mỏ của Washington vào mùa hè năm 1941.
Cũng vậy, trong cuộc xung đột tại Ukraine, chính quyền Biden và đồng minh NATO đang ủng hộ một cuộc chiến toàn diện chống lại Tổng thống Putin và Nga, với mục tiêu là lật đổ Putin, làm suy yếu, tan rã Liên bang Nga, cũng như hủy diệt hàng trăm nghìn mạng người ở cả hai bên bằng cách tăng cường vũ khí hạng nặng ồ ạt cho Kyiv.
Mức độ leo thang đang đẩy xung đột lên một nấc thang nguy hiểm chưa từng có, khi đồng hồ dự báo ngày tận thế lúc nửa đêm chỉ ở ngưỡng 90 giây, giảm 10 giây so với năm trước. “Kỷ lục trước đó là 100 giây đến nửa đêm được thiết lập vào năm 2020, 2021.
Tờ The Hill đánh giá: Trong lịch sử đồng hồ, nửa đêm cách xa tới 17 phút, xảy ra vào năm 1991 khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.”…, nhưng thời điểm này nó chỉ cách không quá vài phút.”
Bất chấp châu Âu bấn loạn, chính quyền Biden chỉ coi đó là một canh bạc để kiếm lời trong chiến tranh, cũng như mang lại lợi ích chính trị ở trong nước. Điều mỉa mai là, trong lúc thúc ép các đồng minh châu Âu gửi xe tăng cho Ukraine để chống lại cuộc tấn công dự kiến sắp tới của Nga, thì chính quyền Biden lại quyết định trì hoãn gửi xe tăng Abram tới tận năm 2024.
Tờ Politico hôm 26/1 hé lộ, Mỹ “quyết định gửi xe tăng Abrams … kéo dài ít nhất một năm nữa”. Rõ ràng xe tăng Abrams sẽ không xuất hiện trên chiến trường Ukraine ngay cả trong vài tháng tới như chính quyền Tổng thống Zelensky kỳ vọng.
Như vậy đã rõ, việc Mỹ cam kết cung cấp xe tăng chủ lực Abrams cho Ukraine được đưa ra với mục đích duy nhất chỉ là để buộc Đức phải chuyển giao Leopards khi Thủ tướng Đức Scholz trở nên cứng đầu ra điều kiện Mỹ phải gửi Abrams trước.
Ở Ukraine, chính quyền Tổng thống Zelensky hy vọng quân đội của ông sẽ nhận đủ khí tài hạng nặng để sẵn sàng cho chiến dịch mùa xuân, ước tính là tháng hai hoặc tháng ba.
Các kênh truyền thông dòng chính phương Tây cũng liên tục đưa tin về một cuộc tấn công lớn sắp tới của Nga, khi kết nối với những thay đổi nhân sự trong quân đội Nga – đặc biệt là sự thay đổi chỉ huy cấp cao, từ tướng Sergei Surovikin thành người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu Nga Valery Gerasimov.
Lưu ý tướng Surovikin là người đã thành công trong việc phòng thủ, nhưng hiện giờ người Nga đang quay trở lại chiến thuật tấn công, với mục tiêu kiểm soát Bakhmut và tiếp theo là Kramatorsk.
Nhưng bất kể Nga có mở một cuộc tổng tấn công quy mô lớn hay không, thì tại Mỹ vẫn có những lo ngại rằng, với một cuộc xung đột kéo dài, Ukraine sẽ ngày càng mất đi cơ hội chiến thắng.
Vì vậy đằng sau quyết định tăng mạnh viện trợ quân sự hạng nặng cho Ukraine, chính là nỗi lo sợ của chính quyền Biden về chiến thắng của người Nga, và điều này gây bất lợi cho Đảng Dân chủ trong mùa bầu cử 2024.
Tờ Politico hôm 26/1 cho biết chính quyền Biden “sẽ phải hứng chịu những cuộc công kích lặp đi lặp lại về việc ông ấy [tổng thống Biden] quá tập trung vào Đông Âu chứ không phải biên giới phía Nam [nước Mỹ]… và “cách Ukraine có thể đóng vai trò như thế nào trong nỗ lực tranh cử nhiệm kỳ thứ hai của Biden”.
Rõ ràng cơ hội dành cho Ukraine không phải là vô hạn khi nước này cần phải sớm có những vũ khí hạng nặng của phương Tây.
Tuy nhiên đã có những thay đổi trong quan điểm của đồng minh phương Tây, khi vào năm ngoái, các quan chức ở Washington và Brussel đều tin rằng, xung đột càng kéo dài thì cơ hội giành chiến thắng của Ukraine càng lớn.
Nhưng theo thời gian, niềm tin này ngày càng suy yếu. Và giờ đây, các thành viên NATO lại lo ngại rằng, Điện Kremlin có thể “chiến thắng” trong bất kỳ cuộc xung đột “tiêu hao” kéo dài nào.
Một số quan chức Mỹ từ chối tin rằng, ngay cả khi tăng cường hỗ trợ quân sự thì chính quyền Kyiv cũng sẽ khó có thể thực hiện các cuộc tấn công tương tự như năm ngoái, bởi mức độ phòng thủ của Nga ở các tiền tuyến đã thay đổi khi được bổ sung hàng trăm nghìn lính dự bị.
Tờ Politico cho biết, “những diễn biến ở Ukraine trong năm nay có thể gây hại cho Biden chứ không phải giúp ích cho ông.
Nếu Nga kiếm được thắng lợi, hoặc Ukraine không thể tiến xa hơn vào mùa thu, lo lắng sẽ len lỏi trong các cử tri [Mỹ] rằng tại sao chính quyền lại chi quá nhiều tiền, vũ khí và thời gian để chống đỡ cho Kyiv. Tất cả những tuyên truyền về việc đứng lên đấu tranh cho dân chủ chống lại những kẻ chuyên quyền sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu Ukraine bị lép vế trong khi Nga đang có được sức mạnh.”
Tổng thống Zelensky càng thêm lo lắng khi “một cuộc thăm dò trong tháng này cho thấy đa số đảng viên Cộng hòa, từ 52% đến 48% , muốn đại diện quốc hội của họ phản đối việc tài trợ nhiều hơn cho Ukraine. Khi đó, việc hỗ trợ cho một trận chiến kéo dài ở châu Âu có thể là một vấn đề nan giải giữa các phe theo chủ nghĩa toàn cầu và phe dân túy”.
Tổng thống Biden cũng phải đối mặt với các vấn đề trong nước như “Nhập cư, các cuộc điều tra về gia đình Biden, nợ trần và cắt giảm chi tiêu của chính phủ sẽ chi phối các cuộc thảo luận nội bộ Đảng Cộng hòa trong thời điểm hiện tại”.
Như vậy có thể thấy ngày càng có nhiều bộ phận trong giới tinh hoa ở Washington nhận ra rằng, Mỹ không thể chiến thắng trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở Ukraine. Cùng với đó là sự phức tạp của chính trị nội bộ nước Mỹ, mới nhất là vấn đề tài liệu mật đã gây ra một sự bất lợi cho nỗ lực tái tranh cử của Tổng thống Biden.
Rõ ràng bóng ma đang ám ảnh Chính quyền Biden là thất bại quân sự kết hợp với những căng thẳng chính trị trong chính quyền Ukraine, rất có thể dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Zelensky và sự tan rã của bộ máy nhà nước nước này. Vì vậy ưu tiên hàng đầu của Chính quyền Biden vào thời điểm này sẽ là ngăn chặn Nga phát động một cuộc tấn công quân sự lớn, để có thời gian tái thiết quân đội Ukraine đang bị tàn phá, trang bị vũ khí tối tân và khôi phục sự cân bằng quân sự nhằm tạo ra lợi thế nếu có xảy ra tình huống đàm phán ngừng bắn.
Tuy nhiên khó khăn vẫn đeo bám chính quyền Tổng thống Zelensky. Trong bối cảnh các vụ từ chức, cách chức cấp cao trong chính phủ Ukraine và các vụ bê bối tham nhũng vẫn đang được xử lý, thì các kiểm toán viên”từ Mỹ đã đến thủ đô Kiev.
Ngày 26/1, phát biểu trước Quốc hội Mỹ, Thứ trưởng Ngoại giao Victoria Nuland đã thông báo về chuyến thăm của các kiểm toán viên này tới Ukraine. Bà này cũng cảnh báo với các nhà lập pháp Mỹ rằng, nếu có bất cứ điều gì thay đổi nhân sự ở Kyiv thì sẽ “gửi một tín hiệu rất mạnh mẽ tới những người khác, những người sẽ cố gắng xé toạc nỗ lực chiến tranh này, và điều đó rất quan trọng đối với tương lai của Ukraine.”
Chính quyền Biden và Đảng Dân chủ đã tỏ ra lo ngại khi Đảng Cộng hòa đã bắt đầu thực hiện lời cảnh báo của Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy trước bầu cử giữa nhiệm kỳ, rằng Hạ viện sẽ không gửi cho Ukraine “một tấm séc trắng” nào nữa. Chính quyền Biden đã cung cấp khoảng 27,5 tỷ đô la hỗ trợ quân sự cũng như gần 10 tỷ đô la viện trợ nhân đạo và hơn 15 tỷ đô la hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Dân biểu James Comer, đảng viên Đảng Cộng hòa Kentucky hiện đang là Chủ tịch Ủy ban Giám sát Hạ viện, sẽ sớm rà soát những con số đó để xác định chính quyền Biden có “lãng phí hoặc sử dụng sai mục đích” các khoản tiền trên hay không.
Ông này nói: “Với bất kỳ khoản chi tiêu lớn nào của chính phủ đều tạo cơ hội cho sự lãng phí, gian lận, lạm dụng và quản lý yếu kém. Viện trợ cho Ukraine cũng không ngoại lệ”.
Có thể bạn quan tâm: