Vào ngày 20/10, Hải quân Mỹ thông báo rằng tướng Michael “Erik” Kurilla, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Trung tâm của quân đội Mỹ, đã thăm tàu USS West Virginia, một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân vào thời điểm con tàu này nổi lên mặt nước ở một vị trí không được tiết lộ trong vùng biển quốc tế ở khu vực biển Ả rập.

Mỹ bất ngờ công khai vị trí tàu ngầm hạt nhân

Trong một tuyên bố, Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ cho biết tướng Kurilla đã gặp Phó đô đốc Hải quân Brad Cooper, chỉ huy Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ, trên USS West Virginia để kiểm tra “khả năng thực tế của con tàu”

Có một điều bất thường là người Mỹ luôn giữ bí mật và không bao giờ tiết lộ địa điểm mà các tàu ngầm mang theo đầu đạn hạt nhân này đang hoạt động tuần tra. Trong khi ấy, vị trí của tàu USS West Virginia đã được Mỹ công khai đang neo đậu ở vùng biển quốc tế Ả rập, và đây được cho là một tín hiệu đặc biệt. 

Chưa có bất kỳ một vị tướng chỉ huy Mỹ nào lại công khai địa điểm rõ ràng khi đến thăm một chiếc tàu ngầm hạt nhân đang làm nhiệm vụ chiến đấu. Phải chăng tất cả điều này cho thấy người Mỹ đang muốn gửi thông điệp răn đe hạt nhân trực tiếp tới Nga?

Chuyến thăm cho thấy chính quyền Biden đang gửi đi một tín hiệu cực kỳ rõ ràng. Đó là chiến tranh hạt nhân không còn là điều không tưởng, và không phải là không thể xảy ra.

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân USS West Virginia ở biển Ả Rập (ảnh chụp màn hình Nikkei Asia).

Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh mà tương lai của Ukraine đang ngày càng trở nên xám xịt hơn. Hàng loạt cơ sở năng lượng, bao gồm các trạm biến áp điện trên toàn lãnh thổ nước này đã bị đánh sập và đây được cho là đòn chí tử cho sự tồn vong của chính quyền Tổng thống Zelensky. 

Bất chấp truyền thông dòng chính đưa tin Ukraine đang phản công, chiếm ưu thế trên chiến trường như thế nào, thì thực tế lại hoàn toàn khác. 

Chính quyền Kyiv đang dần tiến tới kết cục thất bại hoàn toàn chỉ còn tính theo thời gian, sau khi Nga phá hủy hệ thống mạng lưới điện và nước này chuẩn bị bước vào chu kỳ mùa đông khắc nghiệt. 

Rõ ràng, Mỹ và NATO đã bất lực và cảm nhận hết tình huống này. 

Nga đặt chính quyền Biden và NATO vào tình thế cực kỳ khó khăn

Còn nhớ vào ngày 7/7, Tổng thống Putin từng nói rằng: “Hôm nay chúng tôi nghe nói rằng họ muốn đánh bại chúng tôi trên chiến trường. Vậy tôi có thể nói gì? Hãy để họ thử…. Nhưng mọi người nên biết rằng, nhìn chung, chúng tôi vẫn chưa bắt đầu bất cứ điều gì một cách nghiêm túc”.

 Từ tháng 7 cho tới nay, câu nói này của ông Putin đã ‘linh ứng’ vào ngày 10/10. 

Vào ngày đó, Nga đã thực hiện một cuộc tấn công tên lửa lớn vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, và dường như được cho là để đáp trả các cuộc tấn công của chính quyền Kyiv nhằm vào Cầu Crimea. Cuộc tấn công này tiếp tục diễn ra vào ngày 11/10 và kéo dài trong suốt một tuần. 

Lực lượng Nga lặp lại các tấn công này trong các ngày 22 và 23/10 với  quy mô có vẻ nhỏ hơn.

Lưu ý là, các cuộc tấn công vào hệ thống năng lượng của Nga đã không được truyền thông dòng chính đề cập nhiều, ngoại trừ trong 2 ngày đầu tấn công vào ngày 10 và 11/10. Vì sao lại như vậy? Bởi sự thật đơn giản là, khi mạng lưới điện sụp đổ, đồng nghĩa tất cả mọi hoạt động của Ukraine cũng đồng thời sụp đổ theo.

Sự khởi đầu này của Nga đã đặt chính quyền Biden và các quốc gia thuộc khối NATO vào một tình thế cực kỳ khó khăn. 

Mỹ và NATO hiểu rằng, việc thống nhất các khu vực cũ của Ukraine vào nước Nga, và các cuộc tấn công có hệ thống nhằm vào cơ sở hạ tầng của nước này đã bắt đầu. Nga đã tháo bỏ găng tay của một cuộc chiến tranh giới hạn sang một cuộc chiến tổng lực, với tin đồn rằng, một cuộc tấn công quy mô lớn của Nga có thể xảy ra vào giữa tháng 11 hoặc đầu tháng 12. 

Tất nhiên, Mỹ và NATO không bao giờ muốn chứng kiến Nga giành chiến thắng ở Ukraine. Chính Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg từng cho rằng: “Nếu Nga thắng ở Ukraine, đó sẽ là một thất bại đối với NATO”, theo TASS.

Chiến thắng của Nga sẽ chứng tỏ sự yếu kém của NATO, đồng thời sẽ gây ra sự phản đối nghiêm trọng trong nội bộ khối liên minh này. 

Trong mấy ngày vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ, Anh và Pháp. Một trong những trọng tâm của cuộc trao đổi chính là lo ngại của Moscow về việc Kiev có thể sử dụng “bom bẩn” như hành động khiêu khích.

Tuy nhiên một tuyên bố chung của 3 nước nói trên hôm 24/10 đã bác bỏ cáo buộc của Nga, rằng Ukraine đang chuẩn bị sử dụng “bom bẩn” trên lãnh thổ, đồng thời cho rằng Moscow đang tạo ra cái cớ để leo thang căng thẳng.

Phải chăng Mỹ đang lo lắng trước thất bại của Ukraine, và có thể can dự trực tiếp vào cuộc xung đột tại nước này.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất định phản ánh quan điểm của Tin360.

Có thể bạn quan tâm: