Sữa là một thực phẩm bổ dưỡng đối với con người. Ngoài sữa từ động vật (bò, dê và cừu). Hiện nay, sữa thực vật cũng được nhiều người lựa chọn.

Đã bao giờ bạn hỏi sữa động vật (sữa bò, sữa dê)- sữa thực vật ( sữa đậu nành, sữa yến mạch, sữa ngô..) đâu là loại sữa tốt và phù hợp?
Sẽ không có câu trả lời thích đáng vì mỗi loại đều có những lợi ích tuyệt vời khác nhau.

Sữa động vật là loại thực phẩm có từ lâu, rất được ưa chuộng. Là nguồn canxi, protein và vitamin D, chất đạm tuyệt vời. Những dưỡng chất này đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của trẻ em và người già. Nó cũng là nguồn cung cấp chất béo và carbohydrate quan trọng.

Sữa thực vật là loại thức uống giàu vi chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, giảm lượng cholesterol. Hàm lượng các chất béo và chất đạm của sữa thực vật thấp hơn sữa động vật, rất an toàn cho cơ thể.

Đồng thời, khi sử dụng sữa có nguồn gốc từ thực vật, cơ thể sẽ hấp thu nhanh chóng và hiệu quả các loại vitamin như vitamin A, B1, D, E.
Sữa động vật chủ yếu lấy từ bò, dê, cừu.

Sữa thực vật từ 4 nguồn chính:

  • Các cây họ đậu: Sữa đậu nành, sữa đậu đỏ, đậu Hà Lan…
  • Các loại ngũ cốc: Sữa lúa mạch, sữa gạo, sữa gạo lứt, sữa yến mạch, sữa lúa mì..
  • Các loại quả: Sữa dừa, sữa hạnh nhân, sữa quả óc chó, sữa quả hạnh đào…
  • Các loại hạt: Sữa hạt hướng dương, sữa hạt vừng, sữa hạt sen, sữa ngô…

Sữa thực vật có mùi hương đặc trưng riêng đối với từng loại và ít béo so với sữa động vật. Hiện nay, xu hướng sử dụng sữa thực vật càng được tin dùng vì tính an toàn và thân thiện của nó.

Các loại sữa thực vật phổ biến được sử dụng hiện nay

Sữa đậu nành

Sữa đậu nành được làm từ hạt đậu nành xay hoặc bột đậu nành, nước, dầu thực vật và thường được bổ sung vitamin và khoáng chất, bao gồm canxi.
Đây là loại sữa thực vật phổ biến nhất có giá trị dinh dưỡng cao được nhiều người tin dùng. Hạt đậu nành chứa nước, chất vô cơ, glucose, chất béo, chất đạm và nhiều khoáng chất và các vitamin.

Sữa đậu nành là sữa thực vật được nhiều người tiêu dùng lựa chọn (ảnh: Pixabay).

Sữa đậu nành là nguồn cung cấp protein thực vật, carbohydrate, vitamin B. Sữa đậu nành chứa nhiều đạm hơn thịt, nhiều canxi hơn sữa bò, nhiều lecithin hơn trứng. Các amino acid cần thiết mà cơ thể không tạo ra được đều có trong đậu nành.

Sữa đậu nành còn có ưu điểm là không có lactose, có thể thay thế sữa bò cho những người dị ứng với lactose. Chính vì vậy, sữa đậu nành có giá trị dinh dưỡng tương đương với sữa động vật.

Sữa đậu nành chứa nhiều protein hơn các loại sữa thực vật khác, chứa chất béo không bão hòa và chất xơ lành mạnh dễ hấp thu, chống được béo phì, mỡ trong máu, tốt cho hệ tiêu hóa. Hạn chế ung thư ruột kết giúp giảm cholesterol, tăng cường sức khỏe tim mạch. Các vitamin và khoáng chất trong đậu nành bổ sung đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ dưỡng chất.

Cách làm sữa đậu nành:

Chọn hạt đậu to, đều nhau, không bị hư hoặc héo, ngâm nước ấm từ 6 – 8 tiếng cho đậu nở ra. Cho đậu và một chút nước vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.
Dùng khăn xô hoặc túi lọc lọc bỏ bã đậu, lấy phần nước.

Cho sữa đậu đã lọc vào xoong đun lửa nhỏ để sữa sôi từ từ trong khoảng 15 phút, vừa không bị khê vừa tránh trào ra ngoài. Nếu muốn uống nóng thì bạn cho đường và thưởng thức, nếu muốn uống mát, bạn có thể để nguội rồi để vào ngăn mát tủ lạnh.

Sữa gạo lứt.

Gạo lứt là loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe. Trong gạo lứt chứa: canxi, chất xơ, axit omega 3, magie, mangan, gaba, selen… giúp giảm lượng cholesterol xấu có trong máu.
Sữa gạo lứt có giá trị dinh dưỡng cao. Sữa gạo lứt chứa tinh dầu, chất xơ giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu, giúp máu lưu thông tốt hơn và làm hạ đường huyết.

Sữa thực vật gạo lứt có mùi thơm rất đặc trưng (ảnh: Pixabay).

Trong sữa gạo lứt có nhiều mangan bảo vệ sự điều hòa của thần kinh và gaba thúc đẩy hệ thần kinh vận động linh hoạt và minh mẫn. Gạo lứt còn làm giảm các triệu chứng về hen suyễn bởi thành phần magie trong sữa rất cao.

Chất xơ trong sữa gạo lứt còn hỗ trợ cho hệ tiêu hóa. Có thể phòng chống bệnh ung thư ruột kết, hỗ trợ giảm cân. Trong sữa gạo lứt cũng chứa nhiều canxi giúp duy trì hệ xương chắc khỏe, bổ sung canxi cho xương. Ngoài ra, sữa gạo lứt còn có công dụng ngăn ngừa tình trạng sỏi mật ở phụ nữ.

Cách làm sữa gạo lứt hạt sen:

Gạo lứt rửa sạch, cho vào chảo rang đều cho tới khi gạo có mùi thơm, nổ lách tách là được. Hạt sen rửa sạch, bỏ đi những hạt hỏng và để ráo. Cho gạo lứt đã rang cùng hạt sen vào nồi cơm điện với 1,5 lít nước .

Đun sôi trong 10 phút. Sau đó rút nồi cơm, ủ trong 90 phút để cơm nở. Cho gạo và hạt sen vào máy xay nhuyễn rồi lọc qua rây. Cho hỗn hợp đã lọc vào nồi, thêm đường rồi đun thêm khoảng 2 phút thì tắt bếp. Có thể thêm sữa tươi để thưởng thức.

Sữa dừa

Sữa dừa là một thực phẩm giàu calo được làm từ cùi dừa. Khoảng 93% lượng calo đến từ chất béo, bao gồm cả chất béo bão hòa . Sữa dừa chứa protein, chất xơ, vitamin C, folate và các khoáng chất ( Fe, Mg, Ka…).

Sữa dừa chứa protein, chất xơ, vitamin C, folate và các khoáng chất (ảnh: Pixabay).

Sữa dừa có hương vị dễ chịu và ít protein hơn sữa hạnh nhân. Trong sữa dừa chứa một lượng nhỏ chất béo bão hòa. Giúp hỗ trợ giảm cân và cải thiện quá trình trao đổi chất. Tăng cường năng lượng, cải thiện hệ thống miễn dịch, cải thiện sức khỏe tim mạch .

Ngoài ra, sử dụng sữa dừa giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, sức khỏe tim mạch, giảm viêm loét dạ dày, chống lại virus và vi khuẩn.

Cách làm sữa dừa rất đơn giản:

Ngâm phần dừa tươi đã nạo trong nước nóng già khoảng 5-7 phút cho mềm. Rồi cho cả nước và dừa vào máy xay sinh tố xay nhuyễn thành hỗn hợp trắng sữa. Sau đó chắt và lọc sữa dừa qua vải lọc. Bảo quản phần sữa dừa vừa được lọc trong bình thủy tinh hoặc chai sạch, để tủ lạnh dùng dần.

Sữa ngô

Sữa ngô chứa các thành phần dinh dưỡng có lợi như: chất xơ, nhiều loại vitamin, khoáng tố, protit, đường, tinh bột, các chất chống ôxy hoá cao và dầu béo tốt cho sức khỏe, thị lực, não bộ, phòng ngừa ung thư.

Sữa thực vật từ ngô là sản phẩm yêu thích của nhiều trẻ em và người lớn (ảnh chụp màn hình hiển thị trên Cooky).

Đây là một đồ uống được ưa thích của trẻ em và cả người lớn. Sữa ngô giúp giảm nguy cơ táo bón, ổn định lượng đường trong máu, là đồ uống thanh mát giúp giải nhiệt cho cả gia đình.

Cách làm sữa ngô:

Chọn ngô ngọt để cho sữa ngô được ngậy hơn, có hương vị ngọt tự nhiên. Luộc ngô chín sau đó tách hạt. Cho hạt ngô và nước ngô vừa luộc vào máy xay sinh tố xay cho thật nhuyễn.Thêm sữa tươi, sữa đặc và đường cát trắng vào xay cùng.

Đổ hỗn hợp trên vào lưới lọc để loại bỏ bã ngô. Sau khi thu được một hỗn hợp sữa sệt và mịn. Cho lên đun sôi lại một lần nữa để sữa được sánh hơn, để nguội và thưởng thức.

Nếu có điều kiện và thời gian bạn có thể tự làm sữa thực vật ở nhà với các nguyên liệu dễ tìm như: gạo lứt, đậu xanh, hạt sen, hạt vừng, hướng dương…

Không thể phủ nhận tác dụng của sữa động vật trong việc bổ sung dưỡng chất cho người sử dụng. Song lợi ích của các chất dinh dưỡng có trong các loại sữa thực vật cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho sức khỏe của bạn và gia đình.

Vì các thành phần trong sữa thực vật ít độc hại và lành mạnh. Đối với người trưởng thành, sữa thực vật vẫn là lựa chọn tốt.

Ngoài việc bổ sung sữa vào chế độ ăn uống, cần có một lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, tham gia các hoạt động thể chất như: đi bộ, bơi lội, tập dưỡng sinh, yoga, thiền định… để có một sức khỏe hoàn hảo.