Virus Vũ Hán gây ra hoạ loạn cho cả thế giới đã gây không ít bất ngờ cho giới khoa học, khiến cho việc đối phó không đơn giản chút nào. Cùng những thông tin không chính xác một cách cố ý từ Trung Quốc đã làm cho công cuộc chống dịch thiếu hiệu quả.

Từ Pari, Nhật báo Le Figaro hôm 16/04 ghi nhận ba điểm khác thường của virus Vũ Hán đang khiến giới nghiên cứu lo ngại và đưa ra giải thích vì sao khi nhìn lại thì một số quyết định chống dịch ban đầu của nhiều nơi dường như là những sai lầm.

Truyền nhiễm nhanh và rộng

Điểm ngạc nhiên thứ nhất là mức độ lây lan rộng và nhanh của virus Vũ Hán. Những dữ liệu đầu tiên không cho thấy khả năng lây nhiễm rộng như thế. Sai lầm của giới chống dịch là đã tin vào những gì Trung Quốc nói, ảo tưởng là dịch bệnh có thể được khống chế dễ dàng. Các số liệu chính thức (không cao lắm) của Trung Quốc và thông tin “không có bằng chứng rõ ràng là virus này lây từ người sang người” được WHO “chú vẹt cưng” của Bắc Kinh lặp đi lặp lại.

Đương nhiên Le Figaro, nhấn mạnh chỉ có những người biết rõ đương quyền Trung Quốc là không bị lầm. Giáo sư Christian Géraut, thành viên Viện Hàn Lâm Y Học giải thích: “Tôi đã nhiều lần tham gia các đoàn nghiên cứu tại Trung Quốc. Khi tôi thấy hình ảnh về những gì xẩy ra ở Vũ Hán, tôi biết ngay là tình hình nghiêm trọng hơn là những gì người ta nói”. Và Sébastien Falletti, một cái tên khá quen thuộc trong làng báo chí thì ngắn gọn: “Tôi không tin… vì đó là số liệu chính thức!” của Bắc Kinh.

Thầm lặng không triệu chứng

Điều ngạc nhiên thứ hai là cho rằng con virus Vũ Hán này, cũng như người anh em họ virus Sars hồi năm 2003, chỉ lan truyền qua những người có triệu chứng. Tức là người ta có thể nhanh chóng chặn đứng dây chuyền lây nhiễm chung quanh một trường hợp đã được nhận dạng.

Chiến lược gia tăng xét nghiệm nơi những người đã tiếp xúc với một người bị nhiễm virus để có thể khoanh lại sự lây lan, tạo ảo tưởng cho giới y tế là họ đã khống chế được tình hình trong khi thực tế đã vượt tầm kiểm soát.

Sự tồn tại của những ca mang virus nhưng không có triệu chứng hay ít triệu chứng, nhưng lại có khả năng lây nhiễm, đã làm “vỡ trận” chống dịch viêm phổi Vũ Hán dựa trên chiến lược chống Sars vào năm 2003, vốn rất có hiệu quả.

“Vòng đời” kháng thể virus Vũ Hán rất ngắn

Cuối cùng, yếu tố ngạc nhiên thứ ba của virus Vũ Hán, mới được tờ La Repubblica, một tờ báo lớn của Ý tiết lộ. Hôm 12/04, Giáo sư Jean-François Delfraissy, chủ tịch Hội đồng Khoa Học Pháp đã công bố một thông tin quan trọng: “Virus Vũ Hán rất đặc biệt. Chúng tôi đã phát hiện là thời gian sinh tồn của các kháng thể virus Vũ Hán rất ngắn. Và chúng tôi ghi nhận là ngày càng có nhiều ca tái nhiễm trong số những người đã một lần bị nhiễm bệnh trước đó”.
Và dĩ nhiên tại Trung Quốc, làn sóng dịch Covid-19 thứ hai tất yếu xẩy ra.
Nếu là vậy thì kiến trúc “chứng chỉ miễn dịch”, khi kháng thể xuất hiện đủ số lượng, cá nhân đó sẽ miễn dịch với virus, vụt thành lâu đài trên cát. Hệ quả là việc chấm dứt phong tỏa sẽ không dễ dàng do nguy cơ tái nhiễm, và đương nhiên khẩu trang sẽ là “mốt” thời trang mới của nhân loại.

Mời các bạn nghe thêm chi tiết:

videoinfo__video.tin360.tv||48b52aead__

Ad will display in 09 seconds