Nhìn những cây xương rồng gai nhọn chạm vào rất đau, nhưng nhờ bộ phận có cấu tạo đặc biệt bên trong miệng, lạc đà có thể ăn ngon lành.

Lạc đà thích nghi với điều kiện khắc nghiệt trên sa mạc và quen ăn những loài cây có gai. Bên trong miệng lạc đà, những chỗ nhô ra hình nón nhỏ gọi là papillage giúp chúng nhai. Bí quyết là tránh gai nhọn chọc vào.

lạc đà ăn xương rồng 1
Con lạc đà đang cho một miếng xương rồng vào miệng (ảnh chụp màn hình video).

Lạc đà xoay chiều nhai và nuốt gai dọc theo cổ họng, dù khó ăn nhưng chúng vẫn nhai đều.

Mời quý độc giả xem video (nguồn: National Geographic được báo VnExpress đăng tải):

Nhiều cư dân mạng đã để lại bình luận sau khi xem khoảnh khắc lạc đà nhai nuốt xương rồng gai:

“Chỉ xem được một đoạn mà miệng mình đau theo không xem được”.

“Sự tuyệt vời của tạo hóa”.

“Gai góc thế mà nhìn lạc đà ăn ngon lành thật”.

“Tổng quát lại nhiều cái không thể tin vào mắt mình. Nhìn gai thế kia mà nó nhai ngon lành như món ăn khoái khẩu”.

“Thế mới biết cái khổ và sự thiếu thốn khi ở sa mạc”

Lạc đà kiếm ăn trên sa mạc như thế nào?

Đôi môi linh hoạt cho phép lạc đà gặm cỏ mọc sát mặt đất và các loài thực vật đầy gai để sinh tồn trên sa mạc khắc nghiệt. Cả ba loài lạc đà – Camelus dromedarius, Camelus bactrianus và Camelus ferus – đều đã tiến hóa để có thể sống trên sa mạc.

Ngoài một hoặc hai chiếc bướu trên lưng chứa đầy chất béo bổ dưỡng, hoạt động như một kho dự trữ năng lượng, chúng còn có đôi môi chuyên biệt để tận dụng tối đa nguồn thức ăn hiếm hoi trong môi trường khắc nghiệt.

lạc đà ăn xương rồng 2
Lạc đà còn có đôi môi chuyên biệt để tận dụng tối đa nguồn thức ăn hiếm hoi trong môi trường khắc nghiệt (ảnh minh hoạ).

Môi trên của lạc đà chẻ làm đôi, với mỗi nửa có khả năng di chuyển độc lập, cho phép con vật gặm các loại cỏ ngắn mọc sát mặt đất, điều rất quan trọng ở sa mạc, nơi mọi thứ đều phát triển chậm. Môi lạc đà có da dày nhưng vẫn mềm dẻo, giúp chúng bẻ gãy và ăn cả thực vật có gai. Ngoài ra, bên trong miệng của sinh vật còn có các nhú gai đóng vai trò như lớp lót để ngăn gai nhọn chọc vào, giúp lạc đà nhai và nuốt thức ăn dễ dàng hơn, theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London.

Nhìn chung, lạc đà ăn cỏ, lá và cành từ bất kỳ loài thực vật nào trên sa mạc, bao gồm cả cỏ khô và cây bụi chịu mặn. Vậy điều gì xảy ra tiếp theo sau khi chúng nuốt thức ăn? Dạ dày của lạc đà có từ 3 đến 4 ngăn. Thức ăn bị phá vỡ một phần trong hai ngăn đầu tiên trước khi bị trào ngược ra ngoài để nhai lại. Ở lần nuốt thứ hai, thức ăn đi vào một hoặc hai ngăn dạ dày còn lại, nơi nó được tiêu hóa bởi vi khuẩn.

Một khả năng đáng kinh ngạc khác là lạc đà có thể tồn tại hơn một tuần mà không uống nước và hàng tháng không cần gặm cỏ, do đó chúng có thể lang thang nhiều ngày với chiếc bụng đói để tìm kiếm thức ăn, theo PBS.

Có thể bạn quan tâm: