Quân đội Anh đã tiết lộ muộn màng về một vụ bắn đạn kịch tính trên Biển Đen liên quan đến máy bay phản lực của Nga hồi cuối tháng 9.

Phát biểu trước Hạ viện Anh hôm 20/10, Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace cho biết vào ngày 29/9, một tiêm kích của Nga đã “phóng tên lửa” vào khu vực gần một máy bay do thám của Anh đang làm nhiệm vụ tuần tra trên Biển Đen. 

Chiếc tiêm kích RAF RC-135 không vũ trang của Anh đang hoạt động trong “không phận quốc tế trên Biển Đen” thì bị hai chiếc Su-27 của Nga áp sát, theo theguardian.

Bộ trưởng Quốc phòng Wallace đã mô tả chi tiết một trong số hai chiếc tiêm kích của Nga sau đó đã “phóng tên lửa trong khu vực gần máy bay Rivet Joint nhưng ở ngoài tầm nhìn. Thời gian tiếp xúc tổng cộng giữa tiêm kích Nga và Anh là khoảng 90 phút”. 

Máy bay Anh sau đó kết thúc tuần tra và trở về căn cứ. Ông Wallace cho biết đã thể hiện sự lo ngại về vụ việc này với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu.

Bộ trưởng quốc phòng Anh đã mô tả hậu quả của vụ việc như sau:  

“Trước sự tham gia tiềm ẩn nguy hiểm này, tôi đã trực tiếp trao đổi mối quan ngại của mình với người đồng cấp Nga , Bộ trưởng Quốc phòng [Sergei] Shoigu, và tham mưu trưởng quốc phòng ở Moscow.”

“Trong lá thư của mình, tôi nói rõ rằng máy bay không có vũ khí, đang ở trong không phận quốc tế và đang bay theo đường bay đã được thông báo trước. Tôi cảm thấy cần thận trọng khi tạm dừng các cuộc tuần tra này cho đến khi Liên bang Nga nhận được phản hồi”.

Trong một thông điệp gửi cho Bộ Quốc phòng Anh, phía Nga đã gọi vụ phóng tên lửa là một “trục trặc kỹ thuật.” 

Ông Wallace nói rằng các đồng minh của Anh đã được thông báo về vụ va chạm nguy hiểm, đồng thời khẳng định thêm rằng các cuộc tuần tra định kỳ trong khu vực đã được nối lại vào thời điểm này, nhưng sẽ có máy bay chiến đấu hộ tống. 

Vụ va chạm nói trên có thể nói là đòn khiêu khích đáng kể của Nga trong việc “dằn mặt” vương quốc Anh.  

Phải chăng vụ tiêm kích Nga “phóng tên lửa” ngay sát cạnh tiêm kích Anh chính là “phát súng cảnh cáo” nhằm ngăn cản các cuộc tuần tra giám sát của NATO trên Biển Đen?

Điều này cũng cho thấy người Nga không ngại ngần ra tín hiệu cảnh cáo mạnh mẽ đối với đồng minh số 1 của NATO, một khi an ninh của họ bị đe dọa. 

Tuy nhiên, cuộc chạm trán trên không giữa hai cường quốc hạt nhân lại được chính phía Anh và NATO hạ thấp mối nguy hiểm. Phải chăng người Anh không dám liều lĩnh tạo ra thêm căng thẳng đối đầu trực tiếp giữa London và Moscow vào thời điểm xung đột Ukraine tiếp tục leo thang? 

Có thể bạn quan tâm: