Tôm hùm baby giảm giá mạnh, cá hồi Sa Pa ế ẩm vì Covid-19
Do dịch COVID-19 đang vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, cho nên những người nuôi tôm hùm, cá hồi lo lắng như đang “ngồi trên đống lửa”.
- “Bà bán thịt nói, muốn mua thịt lợn rẻ lên ti vi mà mua”
- Vàng tăng mức 48,2 triệu đồng/lượng: Có nên mua vào?
- Kinh tế Việt Nam có thể tăng 4,9%; Trung Quốc xuống còn 0,1%
Tôm hùm baby lại giảm giá mạnh
Theo VTV, tôm baby có trọng lượng nặng tầm 400 gram/con chỉ còn 500.000 đồng/kg; loại 200 – 300 gram là 400.000 đồng; loại 100 gram chỉ 300.000 – 350.000 đồng. Mức giá này thực sự thấp hơn so với tháng 2 từ khi cả nước công bố dịch, khoảng 5 – 20%.
Cụ thể, chia sẻ với phóng viên VnExpress, Anh Kỳ – chủ chuỗi cửa hàng Đảo Hải Sản ở TP.HCM cho biết, cách đây 2 tuần, tôm niêm yết tại cửa hàng anh ở mức gần 900.000 đồng loại 4 con một kg thì nay giảm còn 750.000 đồng. Với loại về cửa hàng bị ngộp, giá thay vì 650.000 đồng một kg, giờ còn 590.000 đồng. Mặc dù giá giảm mạnh nhưng sức mua hiện khá thấp.
Những người nuôi tôm ở Khánh Hoà, Phú Yên cũng bí đầu ra bởi sức mua dường như không có.
Cá hồi Sa Pa ế ẩm do nhà hàng – đối tượng tiêu thụ chính đóng cửa
Không chỉ tôm hùm baby giảm giá mạnh do dịch Covid-19 mà cá hồi Sa Pa cũng ế ẩm bởi các nha hàng, quán xá đóng cửa.
Chia sẻ với phòng viên báo VnExpress, Anh Sỹ – người nuôi cá hồi ở Sa Pa (Lào Cai) kể, do dịch bệnh, thương lái không tới mua, vựa cá nhà anh đang phải nuôi cầm chừng. “Mỗi ngày mất 5 triệu tiền thức ăn cho cá, tiền lương cho 4 nhân công. Tính ra một tháng tôi mất trắng gần 200 triệu đồng”.
Tương tự, chị Hoa cũng ở Sa Pa đang có 10 tấn cá hồi đến kỳ thu hoạch nhưng không có người mua. Nếu chi dè sẻn, mỗi tháng gia đình chị mất khoảng 220 triệu đồng tiền thức ăn nuôi cá, giờ cá đến lứa bán không biết bán cho ai. Còn nếu để lại, chi phí đội lên cao, có thể mất trắng cả tỷ đồng.
Hiện tại, chị Hoa đang bán sỉ với giá 180.000 đồng một kg nếu mua từ 70 kg. Với mức giá này chị cho biết lỗ khoảng 30.000 đồng.
Anh Hoàng, một người bán tại Lào Cai cho biết thêm, đa phần chỉ bán cho dân trong vùng chứ không vận chuyển đi các tỉnh xa vì bảo quản khó. “Hiện, tôi tìm các mối sỉ để đẩy mạnh sản lượng đi các tỉnh nhưng chắc cũng phải qua giai đoạn cách ly xã hội mới có khách đặt vì vận chuyển khó khăn”.