Kinh nghiệm cận tử của bác sĩ người Mỹ nổi tiếng
Trải nghiệm cận tử hé lộ bí ẩn luân hồi. Những câu chuyện sống động đã được ghi nhận và thực chứng.
Một số học giả, giáo sư nổi tiếng như tiến sĩ y khoa Ian Stevenson, Raymond A. Moody: các tiến sĩ giáo sư Robert Almeder, Hans Holzer; đã xuất bản những cuốn sách nổi tiếng về chuyện luân hồi gây chấn động.
- Nhân quả luân hồi: 600 năm và 12 kiếp, trầm luân bể khổ
- Luân hồi sinh tử: Câu chuyện của cụ bà gần 100 tuổi ở Tây Ninh
- Cửa ải luân hồi: Hành trình sinh mệnh, thất môn rồi bước vào lục đạo…
Nội dung chính
Trải nghiệm cận tử sau lao phổi
Đó là câu chuyện lạ lùng của George Ritchie; khi còn trẻ chết đi sống lại do căn bệnh viêm phổi. George Ritchie sau này là bác sĩ trẻ tuổi nhất tốt nghiệp tại Ðại Học Virginia. Ông đã có một sự nghiệp thành công; từng giữ chức Chủ Tịch Hàn Lâm Viện Nội Khoa và Ngoại Khoa Richmond; chuyên về tâm lý và đã trở thành Viện Trưởng Viện Tâm Thần của Bệnh Viện Towers ở Charlotsville.
Câu chuyện đặc biệt này xảy ra khi George còn trẻ đã khiến giới khoa học đặc biệt chú ý. Bác sĩ Raymond Moody đã bỏ ra 5 năm để nghiên cứu trường hợp đặc biệt này.
Trước trải nghiệm cận tử
George Ritchie sinh năm 1923. Nhập ngũ năm 20 tuổi, huấn luyện tại doanh trại Barkeley, Texas. Với hoài bão thành bác sỹ và nhu cầu cho bác sỹ quân y; George Ritchie được đề cử đi học tại Ðại học Y Khoa Virginia.
Trước ngày nhập học, George Ritchie bị viêm phổi cấp phải nhập viện. Bệnh tình của George Ritchie rất trầm trọng. Thời đó lao phổi là bệnh nan y.
Rồi George Ritchie tắt thở, bác sĩ trực khám nghiệm, xác nhận đã chết; làm thủ tục chuyển tới nhà xác. Chính trong khoảng thời gian 9 phút này việc lạ lùng đã xảy ra.
Cận tử nghiệp của George Ritchie
Bác sĩ Donald G. Francy cho biết: “Bệnh nhân George Ritchie đã chết rồi lại sống lại. Phục hồi, mạnh khoẻ là vô cùng hy hữu. Một người tim ngưng đập có thể dùng cách này hay cách khác để làm tim đập lại. Nhưng lao phổi, cơ thể đã bị nhiễm độc thì việc làm cho tim đập lại không thể thực hiện được. Hơn nữa, George Ritchie đã chết ít nhất là 9 phút, theo lý thuyết thì não sẽ nhũn.”
Còn George Ritchie, thì nhìn thấy thân thể mình được di chuyển đến một căn phòng nhỏ. Lúc này khoảng nửa đêm. Anh tính làm thế nào để tới Trường Đại học y tại Richmond, kịp dự lễ khai giảng. Anh tìm quần áo để thay.
Anh phải đi tìm người phụ trách nơi đây để lấy lại quần áo. Ritchie trông thấy một trung sĩ đang đi ngoài hành lang. Anh chặn lại và yêu cầu người này giúp đỡ. Nhưng ông ấy cứ tiếp tục đi thẳng khiến anh phải tránh ra nhường lối cho ông ta.
Nóng lòng tới trường, anh ra khỏi bệnh viện rồi di chuyển về Richmond với tốc độ chóng mặt. Anh phân vân không biết đi có đúng đường không.
Hành trình cận tử
“Một con sông rộng ở phía dưới tôi. Tôi thấy có một cái cầu dài, cao và tít đằng xa bên kia sông. Có một thành phố lớn mà tôi chưa bao giờ đến cả. Tôi muốn đáp xuống kiếm người hỏi thăm. Tôi từ từ dừng lại. Ngay dưới tôi có hai con đường chập lại làm một. Tôi bị cuốn hút bởi một luồng ánh sáng xanh chiếu ra từ một bảng hiệu gắn đèn nê-ông của một tòa nhà có mái ngói đỏ. Tấm bảng hiệu “Pabst Blue Ribbon Beer” treo ngay trên cửa sổ và trước nhà bảng hiệu “Cafe” lơ lửng trên cửa ra vào…
Trên con đường nhỏ dẫn vào quán Cafe bán đêm này, có một người đang rảo bước. Tôi bèn xuống đi bên cạnh và hỏi: “Làm ơn cho tôi biết đây là thành phố nào?”
Ông ta vẫn tiếp tục đi thẳng… Chúng tôi tới quán Cafe. Ông ta xoay tay nắm cửa bước vào. Có lẽ ông ta bị điếc? Tôi lấy tay trái đập lên vai của ông ta. Không có gì cả mà hình như tay tôi vừa để vào khoảng không. Rõ ràng tôi thấy ông ta mà, tôi còn nhận ra ông ta cần phải cạo râu nữa.”
George Ritchie cảm thấy không ai thấy và nghe được mình: “Nếu tôi có trở về gia đình thì cũng chẳng ai thấy tôi? Ý tưởng cô đơn xâm chiếm tôi…’
George Ritchie vội vàng quay trở về bệnh viện tại doanh trại Barkeley. Tới nơi anh đã phải xục xạo tìm lại cái xác ở một trong hai trăm căn phòng với 5 ngàn binh sĩ đang ngủ.
Anh nhớ mình đã đeo nhẫn ở tay. Tìm mãi cuối cùng đã thấy một người chết có bàn tay đeo nhẫn. Lúc đó anh nhận ra thân xác và linh hồn của anh đã ở hai nơi riêng biệt.
Cảm giác cận tử, gặp thiên thần?
Đột nhiên có một luồng ánh sáng ngày càng mạnh xuất hiện. Nó sáng đến mức cả triệu bóng đèn cũng không thể sáng như thế. Lúc đó anh nhận ra có một người được làm bằng ánh sáng bước vào phòng. Anh nghĩ con người này tỏa ra sức thần thông hơn bất cứ ai mà anh đã gặp. Anh nghĩ hẳn đây phải là một thiên thần, không phải người bình thường.
Thiên thần ấy hỏi anh đã làm được gì trong đời. Câu hỏi được nhắc đi nhắc lại nhưng anh lẩn tránh. Cuối cùng anh trả lời rằng anh chẳng làm được gì trong suốt cuộc đời này.
Trải nghiệm nhiều tầng Trời khác nhau
Sau đó thiên thần này đã dắt Ritchie đi đến một nơi nào đó. Anh nhìn thấy những người tự tử và những người dâm dục thành bất lực. Ritchie theo đạo Tin lành nên chấn động khi nhìn thấy những cảnh tượng đau khổ đó.
Rồi anh thấy mình đang ở trong một thư viện vĩ đại có nhiều cuốn sách nói về vũ trụ. Thánh Kinh chỉ là một trong số đó mà thôi.
Rồi Ritchie được đưa tới tầng trời thứ ba. Ritchie bị ngất ngây với vầng hào quang ánh sáng của vị thần, có thể là Ðức Chúa Giê su; hay là Ðức Phật, Đức giáo chủ Messiah của người Do Thái Giáo. Có lẽ tất cả đều đúng.
Anh cảm thấy hình như mình không được phép ở lại…
Nhập lại vào thân xác để trở về với sự sống cõi trần gian
Anh trở về dù cảm thấy nuối tiếc. Anh cảm thấy dường như mình lại chết một lần nữa. Đầu óc mơ màng, mở mắt ra anh nhìn thấy cô y tá.
Cô ấy cười và nói “Thật vui chúng tôi tưởng không thành công”. Sau này anh được biết khi chuẩn bị đưa anh vào nhà xác thì người ta nhận ra tay của anh đã bị đổi vị trí. Họ vội đi báo bác sĩ.
Bác sĩ khám cẩn thận lần nữa và tuyên bố Ritchie đã chết. Nhưng vẫn theo đề xuất chích cho anh một mũi Adrenalin thẳng và tim… cuối cùng anh đã sống lại. Về phương diện chuyên môn của y học thì đây là điều không thể. Bởi vì bệnh sưng phổi đã làm tê liệt tất cả các bộ phận trong cơ thể. Một mũi tiêm thuốc kích thích tim sẽ không thể cứu được các bộ phận đó; vậy nên sự sống lại của anh là một chuyện thần kỳ.
Sau khi hoàn toàn bình phục anh lại tham gia vào quân đội. Khi chiến tranh kết thúc anh đã trở thành bác sĩ chuyên khoa tâm lý.
Một sự nghiệp thành công sau trải nghiệm cận tử
“Khi tôi thi vào chương trình nội trú tại Ðại Học y Virginia; một người bạn đã khuyên tôi đừng tiết lộ trải nghiệm cận tử có thể bất lợi. Người đầu tiên phỏng vấn tôi là Bác sĩ Wilfred Abse, giáo sư đầu ngành Phân tâm học tại Virginia. Ngay khi bước vào phòng Bác Sĩ Abse đã nói với tôi: “Này bác sĩ Ritchie, hình như ông đã được gặp Chúa Giê-su”.
Lúc đó tôi nghĩ có thể sẽ không đỗ. Bác Sĩ Abse là người Do Thái, một người nghiên cứu về triết học Freud… Tôi vẫn nói hết sự thật và không dấu diếm chút nào về việc xảy ra tại doanh trại Barkeley, Texas. Không ngờ tôi vẫn nhận được thông báo trúng tuyển và tôi đã trở thành bác sĩ tâm lý”.
Trung thực, không dấu diếm hành trình cận tử đắc phúc báo
“Những năm sau này, Bác Sĩ Abse trở thành người bạn thân của tôi. Bác sĩ Abse đã nói: “Mọi người nơi đây đều biết rõ chuyện của anh. Nếu trong cuộc phỏng vấn anh dấu diếm thì tôi đã không chọn anh; vì cho anh là một người thiếu tự tin. Một người như vậy ắt hẳn không thể phân biệt đâu là sự thật, đâu là ảo tưởng.”
Bác Sĩ George Ritchie đã có một sự nghiệp thành công. Ông là Chủ Tịch Hàn Lâm Viện Nội Khoa và Ngoại Khoa Richmond. Đồng thời kiêm Viện trưởng Viện tâm thần của Bệnh Viện Towers ở Charlotsville. Ông đã xuất bản cuốn sách “Cuộc sống của tối sau khi chết với lời tựa đề “9 phút trên thiên đàng dạy tôi cách sống ở nhân gian”. Ông cũng trả lời phỏng vấn về câu chuyện này. Ông mất năm 2007, thọ 84 tuổi.
Theo Nguyện ước