Liên Hợp Quốc (LHQ) vừa công bố báo cáo kết luận rằng chính quyền Trung Quốc “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng” đối với người Hồi giáo ở Tân Cương. Đây là một đòn giáng đối với bộ mặt của giới lãnh đạo Trung Quốc. Bắc Kinh đã cố gắng ngăn cản LHQ công bố báo cáo này nhưng bất thành.

Theo Straits Times, báo cáo do Tiến sĩ Michelle Bachelet thực hiện vào những giờ cuối cùng trong nhiệm kỳ của bà với tư cách là Cao ủy Nhân quyền LHQ.

Báo cáo cho biết Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đặt ra “những hạn chế nghiêm trọng và quá mức đối với hàng loạt quyền con người”, trực tiếp ảnh hưởng đến người Duy Ngô Nhĩ, một người chủ yếu theo đạo Hồi, và các nhóm dân tộc thiểu số khác.

Báo cáo trích dẫn lời khai từ những người được phỏng vấn cho biết họ từng phải chịu “các hình thức tra tấn hoặc các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc nhục mạ con người”.

Báo cáo cho biết có “những cáo buộc đáng tin cậy” về các hình thức tra tấn hoặc đối xử tồi tệ, ép buộc sử dụng loại thuốc, tình trạng giam giữ tồi tệ. Còn có những cáo buộc về “các vụ bạo lực tình dục và bạo lực trên cơ sở giới tính”.

Tân Cương ở tây bắc Trung Quốc (ảnh: Wikimedia Commons).
Tân Cương ở tây bắc Trung Quốc (ảnh: Wikimedia Commons).

Mức độ giam giữ tùy tiện, phân biệt đối xử, tước bỏ quyền lợi và ngược đãi đối với người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác “có thể cấu thành tội ác quốc tế, đặc biệt là tội ác chống lại loài người”, theo báo cáo của Cao ủy Nhân quyền.

“Tình hình nhân quyền ở Tân Cương cũng đòi hỏi sự quan tâm khẩn cấp của chính phủ, các cơ quan liên chính phủ của LHQ và hệ thống nhân quyền, cũng như cộng đồng quốc tế trên phạm vi rộng hơn”.

Trung Quốc lập tức bác bỏ báo cáo của Liên Hợp Quốc

Việc LHQ công bố báo cáo bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh là một đòn giáng đối với thể diện của giới chức Trung Quốc. Báo cáo này làm dày thêm những văn bản ghi nhận về tình trạng đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ đối với công dân nước này.

Theo Straits Times, chính quyền Trung Quốc thường xuyên phủ nhận tất cả những cáo buộc như trong báo cáo của Cao ủy Nhân quyền.

Từ trước khi LHQ công bố, hôm 31/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố bác bỏ báo cáo của Cao ủy Nhân quyền.

Ngay khi báo cáo được ban hành, hôm 1/9, Phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại Văn phòng LHQ ở Geneva tuyên bố Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Văn phòng Nhân quyền LHQ công bố “cái gọi là đánh giá liên quan đến Tân Cương”.

Ông Liu Yuyin, người phát ngôn của Phái bộ thường trực Trung Quốc tại Geneva, nói rằng báo cáo sử dụng thông tin sai lệch và là một trò hề được lên kế hoạch bởi Hoa Kỳ, các quốc gia phương Tây và các lực lượng chống Trung Quốc.

Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc “chịu áp lực khủng khiếp”

Khoảng một tuần trước khi công bố báo cáo, bà Bachelet cho biết bà đang phải chịu “áp lực khủng khiếp” từ mọi phía. Theo Reuters, một nguồn tin ngoại giao cho biết Trung Quốc đã yêu cầu bà không được công bố báo cáo. Nhưng nếu không công bố, bà tiếp tục phải đối mặt với những lời chỉ trích cho rằng bà dung túng chế độ áp bức ở Trung Quốc.

Bà Michelle Bachelet, Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc, công bố báo cáo về vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương (ảnh: Wikimedia Commons).
Bà Michelle Bachelet, Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc, công bố báo cáo về vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương (ảnh: Wikimedia Commons).

“Tôi đã phải chịu áp lực rất lớn về việc công bố hay không công bố (báo cáo), nhưng tôi sẽ không vì bất kỳ áp lực nào mà ảnh hưởng đến quyết định công bố hay không công bố”, tiến sĩ Bachelet, cựu tổng thống Chile, cho biết.

Theo Straits Times, đánh giá của Tiến sĩ Bachelet phù hợp với kết luận từ một số chính phủ phương Tây. Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã kết luận cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở khu vực Tân Cương là tội ác diệt chủng. Chính quyền Biden sau đó cũng đã xác nhận kết luận này.

Có thể bạn quan tâm: