Gần đây có thông tin cáo buộc chính quyền Trung Quốc ‘đục nước béo cò’ thông qua việc mua dầu giá rẻ từ Nga, bán lại cho châu Âu, và hưởng tiền chênh lệch lên tới 100 triệu USD cho mỗi giao dịch.

Thông tin này có trên Secret China này 6/9. Bài báo đề cập đến việc Nga gần đây đã quyết định đóng cửa đường ống North Stream 1 vô thời hạn, đồng nghĩa với việc cắt đứt nguồn cung dầu khí cho châu Âu. Động thái này làm dấy lên lo ngại về khủng hoảng năng lượng ở các nước phương Tây trong khi mùa đông lạnh giá đang tới gần.

Châu Âu đang có gắng tích trữ khí đốt để chuẩn bị cho mùa đông. Quyết định cắt đứt nguồn cung dầu khí của Nga gây khó khăn cho châu Âu. Nhưng tới nay, tỉ lệ dự trữ khí đốt của EU đã gần đạt mục tiêu đề ra.

Cụ thể, theo số liệu của Cơ sở Hạ tầng Khí đốt Châu Âu (GIE), tỷ lệ lưu trữ khí đốt trong các kho khí đốt tự nhiên ở các nước EU đã đạt 79,94%, gần đạt mục tiêu của EU.

Lý do khiến châu Âu nhanh chóng có được lượng khí đốt tự nhiên theo mục tiêu, là do Trung Quốc đã bán khí đốt của Nga cho châu Âu. Ước tính lợi nhuận của Trung Quốc lên tới 100 triệu đô la Mỹ cho mỗi giao dịch.

ĐCSTQ ‘đục nước béo cò’ giữa Nga và Châu Âu

Do ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt từ phương Tây, chỉ có một số ít các quốc gia vẫn tiếp tục mua dầu từ Nga, trong đó có Trung Quốc. Các báo cáo cho biết, Trung Quốc được hưởng lợi từ điều này vì có thể mua dầu từ Nga với giá rẻ.

Mặt khác, Trung Quốc bán một phần lượng nhiên liệu mua từ Nga cho châu Âu. Đài truyền hình BMF của Pháp dẫn tờ “Nikkei” cho biết Trung Quốc đã bán hơn 3 triệu tấn khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho châu Âu, chiếm gần 6% tổng lượng nhập khẩu của châu Âu trong nửa đầu năm nay.

Một nhà giao dịch có trụ sở tại Thượng Hải xác nhận rằng việc bán lại của Trung Quốc rất có lãi, có khả năng đạt 100 triệu USD (khoảng 2,3 nghìn tỉ đồng) cho mỗi giao dịch. Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid và các chính sách phong tỏa cực đoan, thì số tiền này được coi như “cứu cánh” cho ĐCSTQ.

Ông Tập Cận Bình muốn giữ ghế thêm 5 năm bất chấp các cuộc khủng hoảng trong và ngoài nước (ảnh chụp màn hình FT).
Ông Tập Cận Bình muốn giữ ghế thêm 5 năm bất chấp các cuộc khủng hoảng trong và ngoài nước (ảnh chụp màn hình FT).

Ngược lại, nếu không có các lô dầu này của Trung Quốc, châu Âu có khả năng không đạt được mục tiêu dự trữ trước thời hạn, tức là tỷ lệ dự trữ dầu khí đạt 80% vào tháng 11.

Nhằm đối phó với nguy cơ khủng hoảng vì thiếu nhiên liệu, Liên minh châu Âu đang chuẩn bị cải cách thị trường điện. Các bộ trưởng năng lượng của các quốc gia thành viên sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn vào ngày 9/9 để thảo luận về các giải pháp.

Có thể bạn quan tâm: