Cuộc thăm dò của tỷ phú Elon Musk liên quan một đề xuất hòa bình Ukraine-Nga của ông đã gây ra cuộc tranh cãi đầy phẫn nộ từ các chuyên gia, nhà báo, các chính trị gia. Ông càng chọc thêm vào tổ kiến lửa khi đưa ra một cuộc thăm dò khác.

Elon Musk đề xuất trưng cầu ý dân lại ở 4 vùng Nga sáp nhập

Mọi việc khởi nguồn khi tỷ phú Elon Musk hôm 3/10 đưa ra một đề xuất hòa bình Ukraine-Nga, và khuyến khích những người theo dõi trên Twitter bày tỏ xem họ có nghĩ đó là một ý tưởng tốt hay không, về đề xuất “làm lại” các cuộc trưng cầu dân ý cho 4 vùng sáp nhập ở miền đông Ukraine mà Tổng thống Putin tuyên bố là một phần của Liên bang Nga. 

Ngay tức thì, cuộc thăm dò của ông Musk đã gây ra cuộc tranh cãi đầy phẫn nộ từ các chuyên gia, nhà báo, các chính trị gia chính thống ưa thích chiến tranh. Thậm chí các quan chức Ukraine và cả Tổng thống Zelensky cũng đả kích, mỉa mai Elon Musk, mặc dù trước đó ông được ca ngợi khi cung cấp hệ thống Starlink cho chính quyền Kyiv, theo Businessinsider.

Bất chấp làn sóng chỉ trích đầy thù hận, Elon Musk vẫn giữ nguyên quan điểm khi tuyên bố rằng, các điều kiện ngừng bắn và giải quyết hòa bình nêu trên sẽ “có khả năng cao mang đến kết quả cuối cùng”, bất kể điều đó gây phẫn nộ như thế nào cho những người ủng hộ Ukraine bằng mọi giá. 

Trong vòng vài giờ sau khi cuộc thăm dò được phát trực tiếp, 40,9% nói “có” và gần 60% chọn phản đối. 

Không những vậy, CEO SpaceX và Tesla còn trả lời trực tiếp với một số người chỉ trích ông. Ông viết rằng: “Bạn đang giả định rằng tôi muốn được nổi tiếng. Tôi không quan tâm. Tôi thực sự quan tâm rằng hàng triệu người có thể chết một cách không cần thiết vì một kết cục về cơ bản giống hệt nhau”. 

Tỷ phú Musk nói nên trao Crimea cho Nga

Chưa dừng tại đó, Elon Musk càng chọc thêm vào tổ kiến lửa khi đưa ra một cuộc thăm dò khác.

Có thể nói, các dòng tweet của Elon Musk đang thu hút sự phẫn nộ của những người ủng hộ Ukraine, vì ông đề xuất một giải pháp thương lượng liên quan đến việc chính quyền Kyiv nên nhượng lại Crimea, và đề xuất rằng công dân ở các khu vực do Nga kiểm soát nên “quyết định xem họ muốn sống ở Nga hay Ukraine”. Ông nói: “Nếu bạn quan tâm đến người dân Ukraine, hãy tìm kiếm hòa bình”.

Chưa hết, Elon Musk cũng ghim một tweet nhấn mạnh bản chất của việc tiếp tục leo thang sẽ chỉ dẫn đến số lượng lớn dân thường thiệt mạng nhiều hơn. 

Đương nhiên, các tuyên bố và dòng tweet của Elon Musk đã dẫn đến một loạt các chỉ trích phản đối, thù địch, về cơ bản là buộc tội doanh nhân tỷ phú là một kẻ ủng hộ Điện Kremlin và có quan điểm thân Nga. 

Nhưng Elon Musk không cô đơn trong bão táp dư luận, nhiều nhà báo cánh hữu tại Mỹ vốn phản đối chiến tranh cũng đã lên tiếng ủng hộ ông. Nhà báo Michael Tracey tweet: “Các phương tiện truyền thông nên làm công việc tốt hơn nhiều khi giải thích cho người Mỹ rằng lý do khiến họ có nguy cơ với chiến tranh hạt nhân cao hơn lúc này, là vì chính phủ Mỹ đã cố ý đặt họ vào nguy cơ hạt nhân cao hơn”. “Những người ủng hộ ý thức hệ ủng hộ chiến tranh đã cố tình áp đặt nguy cơ này cho họ.”

Có thể bạn quan tâm: