Ukraine “hoàn toàn là một phòng thí nghiệm vũ khí theo mọi nghĩa vì không thiết bị nào trong số này thực sự được sử dụng trong cuộc chiến giữa hai quốc gia có nền công nghiệp phát triển”. “Đây là thử nghiệm chiến đấu trong thế giới thực”.

Ukraine trở thành nơi thử nghiệm vũ khí của NATO

Ngày 15/1, CNN đăng bài viết có tiêu đề: “Làm thế nào Ukraine trở thành một phòng thí nghiệm cho vũ khí phương Tây và đổi mới chiến trường” khi kênh này có đoạn viết như sau: 

“… các quan chức và nhà phân tích nguồn mở đều nói rằng Ukraine đã trở thành một phòng thí nghiệm chiến đấu thực sự cho giải pháp giá rẻ nhưng hiệu quả.

“Cuộc chiến ở Ukraine cũng mang đến cho Mỹ và các đồng minh một cơ hội hiếm có để nghiên cứu xem các hệ thống vũ khí của chính họ hoạt động như thế nào khi được sử dụng với cường độ cao – và những loại đạn mà cả hai bên đang sử dụng để giành chiến thắng trong cuộc chiến hiện đại khốc liệt này. 

Các sĩ quan của Mỹ và các quan chức quân sự khác cũng đã theo dõi mức độ thành công của Nga trong việc sử dụng máy bay không người lái giá rẻ, có thể sử dụng được, phát nổ khi va chạm, do Iran cung cấp, để phá hủy lưới điện Ukraine.

Ukraine “hoàn toàn là một phòng thí nghiệm vũ khí theo mọi nghĩa vì không thiết bị nào trong số này thực sự được sử dụng trong cuộc chiến giữa hai quốc gia có nền công nghiệp phát triển”. “Đây là thử nghiệm chiến đấu trong thế giới thực”.

Những đoạn trên cho thấy điều gì? Điều đó có nghĩa là khi chính quyền Biden đưa hệ thống pháo tự hành HIMARS vào Ukraine, các nhà thầu Mỹ đã học được “những bài học quý giá về tần suất sửa chữa bảo trì mà các hệ thống này yêu cầu trong điều kiện sử dụng liên tục”.

Hay như hệ thống pháo lựu M777 của Mỹ có thể trở thành dĩ vãng khi “Các hệ thống này khó di chuyển nhanh chóng để tránh bị bắn trả, và trong một thế giới phổ biến của máy bay không người lái và giám sát từ trên cao, ngày nay rất khó để che giấu”. Đó là, lựu pháo  M777 giao cho Ukraine dường như ngay lập tức trở thành mục tiêu của vũ khí phản lực của Nga.

Kết luận tiếp theo là NATO không có máy bay không người lái tấn công giá rẻ.

Các quan chức tình báo và quân sự nói với CNN rằng, chế tạo vũ khí dùng một lần, giá rẻ nên là ưu tiên hàng đầu của các nhà thầu quốc phòng Mỹ và đồng minh khi quan chức Mỹ “ước ao có thể chế tạo một máy bay không người lái tấn công chỉ với giá 10.000 đô la”. 

Ngoài ra Tập đoàn sản xuất vũ khí đa quốc gia lớn thứ hai thế giới có trụ sở chính ở Anh là BAE Systems còn nghĩ đến việc nâng cấp các loại thiết giáp để giảm thiểu tác hại khi bị máy bay không người lái tấn công.

CNN viết như sau: “Thành công của Nga với máy bay không người lái kamikaze của nước này đã ảnh hưởng đến cách họ [các công ty quốc phòng phương Tây] đang phát triển một phương tiện chiến đấu bọc thép mới cho quân đội, bổ sung thêm áo giáp để bảo vệ binh lính khỏi các cuộc tấn công từ trên cao”. 

Trước đó CNN cho biết, Mỹ sắp hết một số hệ thống vũ khí công nghệ cao và đạn dược để chuyển giao cho Ukraine. Sự căng thẳng về kho dự trữ vũ khí và khả năng đáp ứng nhu cầu của các cơ sở công nghiệp quốc phòng Mỹ  là một trong những thách thức chính mà chính quyền Biden phải đối mặt khi Mỹ tăng cường gửi vũ khí trị giá hàng tỷ đô la cho Ukraine.

Trong khi ấy ngày 15/1, hãng tin TASS cho biết Quân đội Nga triển khai xe tăng T-90M đột phá ở hướng Kherson và Zaporozhye, và cho thấy loại xe tăng này đã phát huy hiệu quả lớn sau vài tháng chiến đấu theo lời của các chỉ huy T-90M này. 

Chỉ huy của chiếc T-90 được hãng tin TASS dẫn lời như sau: “Những người tham gia chiến dịch đặc biệt đã bắt đầu gọi T-90M “Đột phá” là “xe tăng của chiến thắng vĩ đại” tương tự như T-34 huyền thoại. 

Nó đã được cải thiện – tổ lái được bảo vệ một cách đáng tin cậy, chỉ huy xe tăng…không cần phải ra ngoài, nạp đạn cho [súng máy] Kord và khai hỏa,… tất cả đều được thực hiện từ bên trong. 

Các thiết bị giám sát đã được cải tiến cung cấp một bức tranh toàn cảnh, … có thể quan sát 360 độ và không cần phải quay đầu lại, …có thể quan sát mọi thứ trên máy tính. 

[Chỉ huy] cũng có thể kết nối với các xe tăng lân cận mà không cần phải liên lạc, chỉ cần viết tọa độ cho họ, lái xe tới đó và chúng tôi cùng làm việc. Chiếc T-90 của chúng tôi bị vướng mìn chống tăng, nhưng bánh xích không bị hư hại, chỉ có bánh xe bị xé toạch, và nó có khả năng tự rời khỏi khu vực chiến đấu và toàn bộ tổ lái đều nguyên vẹn”. 

Có thể nói, vũ khí Nga với hỏa lực mạnh mẽ đã khiến lực lượng Ukraine chịu tổn thất nghiêm trọng. Tiết lộ mới đây của một chiến binh nước ngoài đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh hơn về Ukraine, và lý giải vì sao dù đổ hàng trăm tỷ đô la vào Afghanistan, Iraq, Mỹ vẫn thất bại một cách ngoạn mục. 

Tiết lộ gây sốc của lính đánh thuê Mỹ tại Ukraine

Bài viết của Larry C. Johnson, từng là chuyên gia phân tích của CIA trên trang Sonar21  hôm 13/1 cho thấy một thực tế nghiệt ngã mà một chiến binh nước ngoài phải đối mặt tại chiến trường Bakhmut khốc liệt. 

Ryan O’Leary (34 tuổi), là một cựu học sinh của Trường trung học Carroll ở bang Iowa (Mỹ), và là một cựu chiến binh Vệ binh Quốc gia từng phục vụ ở chiến trường Afghanistan và Iraq. Hiện Ryan O’Leary đang đánh thuê ở mặt trận Bakhmut dưới sự chỉ huy của các sĩ quan Ukraine. 

Tuy nhiên O’Leary cảm thấy chán nản khi cho biết đơn vị chiến đấu của anh ta không có người chỉ huy thật sự và thiếu vũ khí hạng nặng vì “chúng đã mất tích”. Nói cách khác, vũ khí đang được bán trên thị trường chợ đen. 

O’Leary đổ lỗi các vấn đề hậu cần cho hành vi tham nhũng, tội phạm của hàng loạt cấp chỉ huy người Ukraine của anh ta – từ cấp Thiếu tướng cho đến Đại úy, đặc biệt khi chỉ đích danh chỉ huy của anh ta là Đại úy Baroda là một tay buôn bán ma túy bất hợp pháp. 

Có những quan ngại rằng, việc O’Leary tố cáo chỉ huy Ukraine sẽ khiến những người như Đại úy Baroda sẽ trả đũa tàn bạo đối với bất kỳ ai cản trở hoạt động “kinh doanh” của họ. 

Trong khi ấy O’Leary cũng cho biết việc tiết lộ thông tin này sẽ khiến anh ta phải trả giá hoặc phải ngồi tù sau khi chiến tranh kết thúc. Tuy nhiên  O’Leary cũng tweet rằng anh không lo ngại cho  mạng sống của mình mà chỉ lo cho những chiến binh trên 60 tuổi đang chiến đấu cùng anh ta cần phải được bảo toàn tính mạng. 

Cựu chuyên gia phân tích CIA Larry C. Johnson hy vọng Ryan O’Leary sẽ bảo toàn được tính mạng và cảnh báo rằng, “Đến một lúc nào đó, các nhà lập pháp, giới truyền thông và công chúng Mỹ cần phải thức tỉnh khỏi giấc mơ ảo tưởng rằng, Ukraine là một nền dân chủ mới chớm nở đang đấu tranh cho sự thật và công lý, nhưng thật ra đó là một chế độ ăn cắp vặt đang tôn vinh một hệ tư tưởng tân Quốc xã. 

Tổng thống Zelensky và tướng Zalushny đã tống những thanh niên ưu tú của Ukraine vào lò sát sinh trong khi tước đoạt nguồn cung cấp, đạn dược và vũ khí cần thiết để chống lại người Nga”.

Có thể bạn quan tâm: