Mọi quyết định của chính quyền Kyiv đều phụ thuộc vào thái độ của Chính quyền Biden. Dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Mỹ sẽ không vội vàng đàm phán khi Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan tuyên bố hôm 16/12 tại Carnegie.

Hiện lập trường của Nga trong bất kỳ giải pháp nào cũng yêu cầu Mỹ, NATO và Ukraine công nhận 5 khu vực Crimea, Donetsk, Luhansk, Zaporozhye và Kherson là một phần không thể tách rời của Liên bang Nga. Trong khi ấy, chính quyền Kyiv muốn giành lại quyền kiểm soát các vùng từ Nga, cũng như khôi phục biên giới năm 1991 và đương nhiên Chính quyền Joe Biden đã ủng hộ. 

Vì vậy một cuộc hòa đàm kết thúc xung đột vẫn còn là một giấc mơ xa vời. Điều khó khăn với người Nga là, thực tế 4 trong số 5 khu vực liệt kê ở trên (ngoại trừ Crimea) vẫn chưa hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Nga. Vì vậy giao tranh vẫn tiếp diễn ở Donbass và các động thái tiếp theo của Nga nhằm giành quyền kiểm soát hoàn toàn các khu vực Zaporozhye và Kherson sẽ phụ thuộc vào kết quả sắp tới. 

Trong khi ấy, mọi quyết định của chính quyền Kyiv đều phụ thuộc vào thái độ của Chính quyền Biden. Dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Mỹ sẽ không vội vàng đàm phán khi Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan tuyên bố hôm 16/12 tại Carnegie như sau: 

“Những gì chúng tôi biết là nhiệm vụ của chúng tôi là tiếp tục duy trì hỗ trợ quân sự cho Ukraine, để họ ở vị trí tốt nhất có thể trên chiến trường, để nếu và khi ngoại giao chín muồi, họ sẽ ở vị trí tốt nhất có thể tại bàn đàm phán. Thời điểm đó không phải bây giờ.

Cố vấn an ninh Sullivan nói thêm rằng chính quyền Joe Biden đã yêu cầu Quốc hội phân bổ “một lượng đáng kể” viện trợ cho Ukraine và họ tin tưởng sẽ nhận được khoản viện trợ đó.

Ông nói: “Chúng tôi đã đến Quốc hội và yêu cầu thêm một lượng đáng kể các nguồn lực để có thể tiếp tục đảm bảo Ukraine có phương tiện chiến đấu trong cuộc chiến này. Chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng cho điều đó”.

Đáng chú ý là, các cuộc phỏng vấn của The Economist đã được thực hiện vào ngày 15/12. Cuộc nói chuyện của Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan tại Carnegie diễn ra chỉ một ngày sau đó. 

Thực tế những tin đồn âm ỉ về mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Tổng thống Zelensky là có thật. Vào cuối tháng 11, có thông tin cho rằng, Chỉ huy quân sự hàng đầu Ukraine, Tướng Valery Zaluzhny, đã được yêu cầu hạn chế xuất hiện trước công chúng giữa những tin đồn về căng thẳng giữa ông và Tổng thống Zelensky.  

Theo RT, tướng Zaluzhny đã bị yêu cầu giảm bớt việc xây dựng hình ảnh công khai của mình. Tướng Zaluzhny là một trong những quan chức hàng đầu của Ukraine đã nhận được sự chú ý đáng kể của giới truyền thông trong những tháng gần đây, bao gồm cả việc xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Time vào tháng 9.

Tờ Bild của Đức vào hồi tháng 8 thậm chí đã mô tả tướng Zaluzhny là người kế vị tiềm năng của Tổng thống Zelensky.

Các nhà quan sát nhận định, có khả năng Tổng thống Zelensky đang tìm cách thay thế tướng Zaluzhny bằng vị tướng Ukraine khác mà The Economist đã phỏng vấn: Đó là Trung tướng Oleksandr Syrsky, Chỉ huy lực lượng bộ binh của Ukraine. 

Tờ The Economist  có đoạn viết như sau:

“Trong một số trường hợp, [Tướng Syrsky] có vị trí cấp cao trong hệ thống chỉ huy của tướng Valery Zaluzhny… 

Thậm chí còn có tin đồn rằng chính quyền tổng thống có thể có xu hướng thay thế Tướng Zaluzhny nổi tiếng nhưng có đầu óc độc lập…

Các vết rạn nứt mất đoàn kết khiến các quan chức quân sự cấp cao của phương Tây lo lắng. 

Về phần mình, hai vị tướng nói rằng họ hoàn toàn tin tưởng lẫn nhau và mong muốn đứng ngoài chính trường”.

Đoạn mô tả trên của tờ Economist dường như cho thấy cả hai vị tướng Ukraine là Zaluzhny và Syrsky đều không phải là những người có thể tạo phản. Nếu Tổng thống Zelenski buộc phải ra đi, một số chính trị gia khác, có lẽ là một người cấp tiến hơn, có khả năng sẽ lãnh đạo.

Tuy nhiên ngay cả khi chính quyền Biden vẫn ảo tưởng về cơ hội thành công của Ukraine, thì cả Mỹ và NATO đều không muốn trực tiếp đối đầu với Nga, mà sử dụng Ukraine như cánh tay nối dài để chống lại người Nga. Có lẽ chính quyền Biden cũng hiểu được ngầm ý yêu cầu của Tướng Zaluzhny như sau :

“Tôi biết rằng tôi có thể đánh bại kẻ thù [Nga] này. Nhưng tôi cần tài nguyên. Tôi cần 300 xe tăng, 600-700 xe chiến đấu bộ binh, 500 lựu pháo.Sau đó, tôi nghĩ đến mốc biên giới vào ngày 23/2 là khá thực tế”

Như vậy có thể thấy Tướng Zaluzhny đang yêu cầu số lượng khí tài còn nhiều hơn tổng lực lượng thiết giáp của hầu hết quân đội châu Âu. Cần nhấn mạnh là, khi bắt đầu cuộc xung đột vào ngày 24/2, ít nhất trên giấy tờ, Ukraine là một quân đội được trang bị khá tốt :

“Ukraine có rất nhiều xe tăng và đứng thứ 13 trên toàn cầu với 2.430 chiếc. Về xe bọc thép, Kyiv cũng xếp hạng cao, chiếm vị trí thứ 7 toàn cầu với 11.435 chiếc. Sức mạnh pháo binh của Kyiv cũng rất đáng gờm với 2.040 khẩu đội”.

Việc Tướng Zaluzhny yêu cầu Mỹ, NATO cung cấp thêm tài nguyên vũ khí như trên không khác gì là một lời thú nhận rằng, toàn bộ số vũ khí của Ukraine sở hữu trước ngày 23/2 đã bị Nga phá hủy hoàn toàn. Người Nga mới chỉ tung ra 10% quân số hoặc có thể hơn trong cuộc chiến ở Ukraine, mà đã có thể gây ra nhiều tổn thất cho Ukraine trong một thời gian ngắn như vậy thì quân đội NATO sẽ tồn tại được bao lâu?

Có thể bạn quan tâm: