Chú chim bồ câu đã có hành động khiến người xem ấn tượng khi biết dùng mỏ hất những lát bánh mì qua cổ của mình để thu gom được nhiều thức ăn hơn.

Video ghi lại sự việc

Nguồn video: Pinterest.

Vì sao chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình và tình yêu chung thủy?

Biểu tượng của hòa bình

Trong Kinh Thánh của Kito giáo có kể về một trận đại hồng thủy kéo dài 150 ngày; trận lũ lụt đã nhấn chìm tất cả nhà cửa, núi đồi, và làm chết vô số người. Dù đã được cảnh báo trước nhưng chỉ có ông Nô-ê tin theo và làm tàu theo chỉ dẫn của Chúa nên đã sống sót.

Sau trận lụt kinh hoàng, khi nước đã bắt đầu rút ông đã thả chim bồ câu bay ra ngoài để khảo sát tình hình.

Trong lần đầu tiên, con chim lượn một vòng rồi bay về. Điều này đã giúp Nô-ê biết được rằng nước vẫn còn lênh láng khắp mọi nơi; chim không có chỗ đậu và đã quay về tàu.

Một tuần sau, chim bồ câu lại được thả ra và lần này đã mang theo một cành lá ô liu tươi khi quay trở về. Lúc này ông hiểu là nước lụt đã có dấu hiệu rút bớt và để lộ những nhánh cây nhô lên khỏi mặt nước.

Tiếp sau đó chim bồ câu vẫn được thả đi; lần này thì nó bay đi và không quay trở lại; ông biết rằng nước đã rút hoàn toàn nên quyết định đưa tất cả gia đình trở về lục địa; xây dựng lại một cuộc sống mới.

Cũng từ đó mà hình ảnh chim bồ câu ngậm cành lá được người ta xem là biểu tượng của sự hòa bình cho đến tận ngày nay.

Bồ câu là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu chung thủy

Từ thời Trung Cổ người ta đã lựa chọn chim bồ câu làm biểu tượng cho tình yêu vì đây là loài chim gắn với nữ thần Aphrodite – vị thần tình yêu của Hy Lạp. Lý do khác nữa là họ tin rằng các loài chim thường có mùa sinh sản rơi vào khoảng thời gian của ngày lễ Valentine – lễ của tình yêu.

Thêm một lý do nữa để bồ câu được lựa chọn là sự chung thủy của loài chim này. Trong mùa sinh sản, bồ câu chỉ ghép cặp duy nhất với một đối tượng; chúng không cố gắng cặp đôi với nhiều đối tác như các con vật khác.