Video: Con cá tự nhảy vào vợt của nam thanh niên
Nam thanh niên cầm vợt xuống ao bắt cá, dù chưa mất chút công sức nào mà con cá to đã tự nhảy vào vợt.
- Video: Chó cưng la hét khi bị cắt móng chân khiến mèo cũng đứng hình
- Video: Giữa đêm rình bắt chuột, hàng xóm tưởng vợ chồng mâu thuẫn
- Video: Nhóm người đi cắm trại may mắn thoát khỏi sư tử đang đi săn mồi
Nội dung chính
Chú cá tự nhảy vào vợt của anh thanh niên
Video dẫn từ Youtube Tin360 News
Những chú cá có biết đau như động vật khác không?
Một số người cho rằng, cá có hệ thần kinh đơn giản hơn động vật có vú khác; nên chúng không biết đau đớn. Tuy nhiên, trong một công bố trên Tạp chí Khoa học của Hoàng gia Anh, Bà Lynne Sneddon – Trưởng khoa Sinh học Đại học Liverpool khẳng định rằng: Cá biết đau; và chúng cũng chịu đau đớn ở mức độ tương tự như động vật có vú khác.
Bà Lynne đã thực hiện các nghiên cứu cũng như đánh giá hàng loạt nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới; về cảm quan của những chú cá; và chỉ ra những quan niệm sai lầm của mọi người về nỗi đau của họ.
Ý kiến của một người cho rằng những chú cá không thể cảm thấy đau thực tế là không đúng
Những người nghĩ “cá không đau” vì họ cho rằng cá có bộ não nhỏ, phẳng và không có nếp nhăn như động vật có vú hay con người nên không thể hình thành cơn đau. Tuy nhiên, thông qua 98 nghiên cứu về sự đau đớn của động vật; các nhà khoa học đã kết luận rằng, cá có các gen cơ bản có các phản ứng sinh lý. Hành vi của cá cũng giống như các loài động vật khác khi gặp cơn đau.
Ở cấp độ giải phẫu, các nhà khoa học tìm thấy tế bào thần kinh thụ cảm các cơn đau ở cá; chịu trách nhiệm phát hiện các mối nguy như hóa chất ăn da, áp suất cao, nhiệt độ cao.
Nhiều người nghĩ rằng cá không thể cảm thấy đau đớn; vì chúng không thể phản ứng mạnh như các loài khác. Chó sẽ hú, lợn kêu, bò rống… khi bị đau nhưng cá không kêu, hoặc có nhưng con người không nghe được.
Cô Lynne Sneddon chia sẻ, để sinh tồn, nỗi đau đóng một vai trò quan trọng. Động vật bị đau có xu hướng “nhớ” nguồn gốc của cơn đau; đồng thời hình thành hành vi tránh nơi đã mang lại nỗi đau ấy cho chúng.
Đã đến lúc con người cần thay đổi suy nghĩ và cách đối xử với những con cá
Vì con người chưa biết cách giao tiếp với động vật; nên các nhà khoa học phải dựa vào các dấu hiệu thay đổi hành vi để nghiên cứu cơn đau của chúng. Cô Sneddon đã nhận thấy rằng cá hồi có biểu hiện biếng ăn, chuyển động mang nhanh hơn; và mạnh hơn khi chúng tiếp xúc gần với đối tượng gây ra nỗi đau cho mình trong một thí nghiệm của cô. Cá có xu hướng trở lại hoạt động bình thường sau khi cho chúng uống morphin để giảm đau.
Các nhà khoa học cũng hy vọng rằng, con người sẽ thay đổi suy nghĩ và hành vi đối với cá sau khi công bố kết quả này. Nhà khoa học Lynne Sneddon nói rằng, con người thường có xu hướng đồng cảm với nỗi đau của các loài khác hơn là loài cá. Nhưng trên thực tế chúng cũng dễ bị tổn thương; chúng cũng cảm thấy đau đớn tương tự như các loài động vật khác vậy.