Video: Du khách phấn khích khi con chuột trốn thoát cá sấu bạch tạng
Con chuột nhỏ đã cố hết sức có thể và nhiều lần thoát khỏi hàm răng sắc nhọn của sát thủ đầm lầy là con cá sấu bạch tạng.
- Video: Người đàn ông bỏ chạy khi câu được loài cá khủng
- Video: 11 cầu thủ bị sét đánh gục ngay trên sân khi đang thi đấu
“Với các du khách thì đó là trò vui, còn đối với con chuột thì đó là sự sinh tồn cực kỳ vất vả”, một cư dân mạng bình luận.
Video ghi lại cảnh con chuột trốn thoát cá sấu bạch tạng
Nguồn video: VnExpress.
Phát hiện mới: Con chuột không cười bằng miệng mà cười bằng tai
Làm thế nào chúng ta biết khi nào một con chuột đang vui vẻ? Câu trả lời nằm trong tai của nó. Một nghiên cứu mới cho thấy, tương tự như cách con người mỉm cười để thể hiện sự hài lòng; chuột sẽ thả lỏng tai, sau đó sẽ chuyển sang màu đỏ.
Trước đây, đã có nhiều nghiên cứu xem xét cách cư xử của loài chuột khi buồn bã hoặc lo lắng. Chủ yếu vì chúng là loài động vật được sử dụng nhiều nhất để làm thí nghiệm; và con người muốn biết khi nào chúng đang trải qua những tác động tiêu cực.
Ví dụ, những con chuột đang lo lắng, sẽ tách khỏi đàn và không giao tiếp; hoặc từ chối cố gắng chạy thoát khi bị nhấc lên bằng đuôi. Các nhà khoa học thậm chí đã phát minh ra một “thang đo độ nhăn mặt của con chuột”; để đánh giá mức độ đau đớn của chúng thông qua biểu hiện trên khuôn mặt.
Nhưng không có nhiều nghiên cứu được thực hiện để xác định cảm xúc tích cực ở chuột.
Các nhà nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng khi bị cù, chuột có biểu hiện thích thú; thậm chí phát ra âm thanh. Mặc dù ở tần số quá cao so với khả năng nhận thức của tai người; theo cách tương tự như khi chúng ta cười. Dựa trên điều này, các nhà nghiên cứu quyết định sử dụng cù lét vùng bụng; để xem biểu hiện trên khuôn mặt của những con chuột thay đổi như thế nào khi chúng vui vẻ.
Con chuột cũng có cảm nhận giống như con người?
Mười lăm đối tượng thử nghiệm đã được nhóm nghiên cứu cù; và sau đó khuôn mặt của chúng được chụp ảnh để xem có thay đổi đáng kể nào không. Họ phát hiện ra rằng thực tế những con chuột đang “cười” bằng tai của chúng. Khi chuột vui vẻ, tai của chúng rũ xuống và thư giãn, đồng thời chuyển sang màu đỏ. Khi chúng không vui, chẳng hạn như khi bị tấn công bằng tiếng ồn trắng, tai chúng sẽ vểnh ra đằng trước.
Cơ chế đằng sau hiện tượng này vẫn chưa được nghiên cứu kỹ. Đôi tai cụp xuống của chúng có thể là do cơ chế thư giãn ở chuột; nhưng sự thay đổi màu sắc của tai khá khó giải thích. Tai của chúng chuyển sang màu hồng do lưu lượng máu đến ống tai tăng lên; nhưng không rõ là do chúng đang vui vẻ hay do hoạt động thể chất tăng lên khi bụng của nó bị nhột.
Chúng cảm thấy thế nào khi chúng cười và cụp tai xuống, điều này thậm chí còn khó hiểu hơn; chính xác là vì chúng ta không thể hỏi trực tiếp loài gặm nhấm lông lá này. Nhưng các nhà khoa học có thể xem xét các bản quét não, và chỉ vì não của chúng có cấu trúc và cơ chế kết nối tương tự như của chúng ta, bao gồm các hóa chất và chức năng tương tự.
Do vậy cũng không quá xa vời khi cho rằng con chuột cũng có cảm nhận giống như con người chúng ta.