Vũ khí cho Ukraine: Nước Đức buộc phải hy sinh Bộ trưởng Quốc phòng
Việc Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christina Lambrecht phải từ chức trước sức ép của truyền thông và dư luận trong nước cho thấy chính quyền Đức đang buộc phải đi đúng lộ trình của giới tinh hoa theo chủ nghĩa toàn cầu. Vậy Bộ trưởng Quốc phòng Christina Lambrecht đã làm gì khiến bà bị buộc phải từ chức?
Vũ khí gì cho Ukraine?
Nhiều khả năng xe tăng hạng nặng sẽ được chuyển giao cho Ukraine khi hội nghị Ramstein tại Đức đang cận kề vào ngày 20/1, nơi các Bộ trưởng quốc phòng của các thành viên NATO sẽ thảo luận về việc viện trợ các phương tiện bọc thép hạng nặng cho chính quyền Kyiv.
Vai trò quan trọng trong việc này được giao cho Đức, nước hiện có số lượng xe tăng Leopard chiếm phần lớn trong quân đội của các thành viên NATO. Tuy nhiên, bất cứ nước nào đang sở hữu Leopard muốn chuyển giao cho Ukraine, đều cần phải có sự cho phép của Berlin. Nhưng khó ở chỗ, giới lãnh đạo Đức, đặc biệt là Bộ trưởng Quốc phòng nước này vẫn chưa chính thức cho phép.
Một trong những lựa chọn đang được cân nhắc ở Berlin là cung cấp cho Ukraine những chiếc Leopards, vốn được dành cho Slovakia và Cộng hòa Séc. Nhưng để Kyiv cuối cùng nhận được ít nhất 15 xe tăng loại này, vẫn cần phải từ sự đồng ý của quân đội Đức
Tuy nhiên truyền thông Đức cho biết, chính sách này sẽ sớm thay đổi. Áp lực từ một số quốc gia, đặc biệt là Anh và Ba Lan dưới sự vận động của Mỹ đối với chính quyền Thủ tướng Scholz là quá lớn. Có thể việc Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christina Lambrecht từ chức hôm 16/1 có liên quan đến điều này, và quan trọng hơn nó diễn ra ngay trước thềm cuộc họp Ramstein chỉ có 4 ngày.
Từ lâu, Đức luôn né tránh hoặc từ chối chuyển giao xe tăng chiến đấu Leopard cho Ukraine. Trước áp lực dữ dội từ Mỹ và Anh, Đức vẫn không muốn cung cấp xe tăng cho Ukraine, và lấy lý do sẽ làm suy yếu an ninh của Đức.
Tuy nhiên, có vẻ như Đức khó có thể chống chọi lâu trước áp lực của các đồng minh NATO.
Nước Đức buộc phải hy sinh Bộ trưởng Quốc phòng
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht đã từ chức hôm 16/1 sau khi truyền thông nước này đăng tải một loạt sai lầm của bà mà họ cho là ngớ ngẩn, giữa những cáo buộc bà quá chậm chạp và thiếu năng lực trong việc cung cấp viện trợ quốc phòng cho Ukraine.
Là thành viên của Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Olaf Scholz, bà Christine Lambrecht đã chịu sự chỉ trích nặng nề của Đảng Xanh về cách xử lý vấn đề Ukraine, và bị cáo buộc làm hỏng khả năng sẵn sàng phòng thủ của chính nước Đức.
Việc bà bị truyền thông dòng chính Đức tấn công không có gì là lạ, bởi những quyết định của bà có vẻ đang đi ngược lại với mong muốn của Đảng Xanh vốn quá thân thiết với chính quyền Biden.
Tờ Bild đã liệt kê một số ‘bê bối’ của Christine Lambrecht như sau:
Thứ nhất, trong cuộc phỏng vấn đầu tiên sau khi nhậm chức vào tháng 12 năm 2021, bà Lambrecht thừa nhận đã không nắm bắt tất cả các cấp bậc quân nhân trong hệ thống phân cấp của Quân đội Đức.
Thứ hai, tờ Bild đã gọi quyết định của Bộ trưởng Quốc phòng hồi tháng 1 năm 2022 là một sự ô nhục, khi bà chỉ gửi 5 nghìn mũ bảo hiểm quân đội cho Ukraine trong khi “khoảng 200 nghìn quân Nga đang áp sát biên giới Ukraine”.
Thứ ba, tờ Bild chỉ ra rằng trong bối cảnh chiến sự diễn ra tại Ukraine, bà Lambrecht “thích đầu tư vào việc tự vệ trước sự chỉ trích của báo chí”. Điều này cho thấy rõ tờ Bild đang được cổ vũ bởi những người ủng hộ sự can thiệp nhiều hơn của Đức vào cuộc xung đột Ukraine, vốn chỉ trích sự thờ ơ của Bộ trưởng quốc phòng trong việc viện trợ cho Ukraine.
Thứ tư, truyền thông mổ xẻ việc Bộ trưởng Quốc phòng đưa con trai trưởng thành cùng đi công tác trên một chiếc trực thăng của Lực lượng Vũ trang Đức, rồi tiện thể cả gia đình đi nghỉ dưỡng.
Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả những lỗi lầm mà truyền thông vạch ra để đổ tội cho bà Bộ trưởng quốc phòng Lambrecht.
Trong lá thư xin từ chức của mình, bà Lambrecht đã chỉ thẳng việc giới truyền thông thay vì tập trung vào lợi ích của người dân Đức, lại đi mổ xẻ tính cách cá nhân con người bà. Bà này viết như sau:
“Các phương tiện truyền thông tập trung vào cá nhân tôi mà hầu như không cho phép đưa tin và thảo luận thực tế về những người lính, Bundeswehr (Quân đội Đức) và các quyết định chính sách an ninh vì lợi ích của công dân Đức”.
Một trong những giọt nước tràn ly dẫn đến sự ra đi của bà Bộ trưởng Quốc phòng Đức chính là thông điệp vào đêm giao thừa, khi bà kêu gọi hòa giải và chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Vì vậy bà đã bị nhận cơn mưa chỉ trích khi các thành viên của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) đối lập đã gọi thông điệp của bà là khiếm nhã và kêu gọi bà từ chức ngay lập tức.
Có thể nói, chính những quyết định đưa nước Đức tránh xa cuộc xung đột Ukraine là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đi của Bộ trưởng Quốc phòng Đức Lambrecht chứ không phải năng lực yếu kém của bà như truyền thông Đức mô tả.
Điều này trái ngược với người đồng hương của bà, từng là Bộ trưởng Quốc phòng Đức mà hiện giờ là Chủ tịch EU Ursula von der Leyen, vốn là người ủng hộ cuồng nhiệt Ukraine và chống Nga quyết liệt, bất chấp dưới sự điều hành của bà, châu Âu đang lâm vào cuộc khủng hoảng năng lượng và suy thoái chưa từng có.
Bà Lambrecht bị đánh giá cực kỳ thấp ở Đức trong một cuộc thăm dò của INSA , khi 64% người Đức ủng hộ việc bà từ chức. Ngoài ra, 59% coi bà là một bộ trưởng tồi. Và chỉ có 9% người Đức tin rằng bà Lambrecht đã thể hiện tốt trên cương vị người đứng đầu Bộ Quốc phòng.
Có điều là truyền thông dòng chính phương Tây hiện đang bị thao túng bởi giới tinh hoa theo chủ nghĩa toàn cầu, vốn luôn kích động các điểm nóng gây bất ổn trên thế giới để củng cố quyền lực và trục lợi làm giàu. Điều này không có gì ngạc nhiên khi bà Lambrecht bị truyền thông tấn công bởi đơn giản bà đang cản trở Đức gia nhập các quốc gia tăng cường viện trợ cho Ukraine.
Quyết định từ chối chuyển giao các tổ hợp phòng không Patriot của Đức sang Ba Lan hồi tháng 12 năm ngoái cũng khiến chiếc ghế Bộ trưởng của bà rung lắc dữ dội. Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak đã tỏ ra phẫn nộ khi cho biết: “Sau cuộc nói chuyện với Bộ Quốc phòng Đức, tôi thất vọng với quyết định từ chối hỗ trợ Ukraine. Đặt một Patriot ở miền tây Ukraine sẽ tăng cường an ninh cho người Ba Lan và người Ukraine”.
Lưu ý là, Ba Lan ngày càng trở thành đồng minh thân thiết của Mỹ khi nước này được cho là tích cực nhất trong số các thành viên NATO/EU chống Nga và ủng hộ Ukraine chỉ sau Mỹ và Anh.
Chiến dịch truyền thông tô vẽ hình ảnh tiêu cực của Bộ trưởng Quốc phòng Đức đã khởi tác dụng, nhưng nó vẫn không phải là lý do chính duy nhất khiến bà Lambrecht phải từ chức.
Điều cốt lõi chính là giới lãnh đạo NATO và Mỹ không thích bà Lambrecht. Hội nghị Ramstein diễn ra tại Đức vào ngày 20/1 tới sẽ quyết định hướng đi cho chính quyền Kyiv chống lại Nga, cũng như việc NATO sẽ quyết định viện trợ vũ khí hạng nặng cho Ukraine như thế nào. Tất nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Đức luôn là nhân tố quan trọng bậc nhất, trong khi bà Lambrecht luôn tỏ thái độ chần chừ trong việc viện trợ vũ khí cho Ukraine.
Không chỉ phải chịu áp lực của liên minh đảng đối lập CDU/CSU, thủ tướng Scholz và Bộ trưởng Quốc phòng Lambrecht còn phải chịu sự chỉ trích của chính liên minh đảng cầm quyền, bao gồm các đảng Dân chủ Xã hội, đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do (FDP).
Trong suốt gần 11 tháng xung đột, Đức luôn tìm mọi cách trì hoãn viện trợ vũ khí cho Ukraine, ngay cả việc đưa ra phương án mặc cả với Ukraine để đổi vũ khí lấy tiền mặt. Tờ The Guardian hồi tháng 5/2022 từng viết như sau: “Thủ tướng Đức Olaf Scholz xác nhận rằng chính phủ của ông đang có kế hoạch hỗ trợ Kyiv bằng tiền mặt thay vì gửi xe tăng hoặc xe bọc thép từ kho của mình.”
Còn nhớ khi xung đột mới nổ ra hồi tháng 2/2022, Đảng Xanh yêu cầu bà Lambrecht gửi xe tăng đến Kyiv, nhưng bà chỉ gửi mũ bảo hiểm và ống nhòm quân đội. Trước áp lực từ dư luận, vào đầu tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Đức đã đồng ý gửi một số vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Nhưng thay vì xe tăng, thiết giáp, thủ tướng Scholz đã khiến Kyiv, đồng minh và các chuyên gia quân sự ngạc nhiên với quyết định cung cấp súng phòng không tự hành, điều mà Ukraine không yêu cầu, trong khi trì hoãn bàn giao với số lượng hạn chế.
Điều này đã khiến Thủ tướng Scholz và bà Lambrecht chịu những cáo buộc thất hứa, cùng lời chỉ trích từ trong chính Chính phủ liên minh do ông lãnh đạo.
Vào lúc này, áp lực càng gia tăng hơn nữa khi Mỹ đang thúc ép buộc Đức phải chuyển giao xe tăng Leopard cho Kyiv khi Ukraine đang thất thế tại mặt trận Soledad và Bakhmut.
Bộ trưởng Quốc phòng Lambrecht, vốn là thành viên của Đảng Dân chủ Xã hội của Thủ tướng Olaf Scholz, nên ở một mức độ nào đó bà đã ủng hộ quan điểm của ông Scholz tránh leo thang chiến tranh. Bà Lambrecht đã luôn khách quan trong việc đánh giá hậu quả của việc cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine.
Tuy nhiên, với áp lực không ngừng từ Washington và Brussel, việc bà Lambrecht sớm hay muộn bị thất sủng là điều đã được dự báo trước, và nó cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo một số ‘thương vong’ chính trị trong giới lãnh đạo Đức, kể cả thủ tướng Scholz, một khi đi ngược lại ý muốn của chính quyền Biden.
Truyền thông dòng chính phương Tây vốn là công cụ hữu hiệu của giới tinh hoa toàn cầu đã khó chịu khi cho biết, trong lá thư từ chức của Bộ Trưởng Quốc phòng Đức, bà Lambrecht đã “không hề đề cập đến cuộc chiến của Nga với Ukraine – vốn là sự kiện chính sách an ninh lớn nhất ở châu Âu trong nhiều thập kỷ”.
Có thể bạn quan tâm: