3 thực phẩm quen thuộc có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ dạ dày
Dạ dày yếu là một vấn đề phổ biến trong hệ tiêu hóa của những người hiện đại. Nó không chỉ gây khó chịu và đau đớn mà còn khiến cơ thể không hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Uống chuối và sữa đậu nành đúng cách giúp giảm cân, trị táo bón
- 4 thói quen xấu mà thận mong muốn bạn đừng tiếp tục nữa
- Uống nước lọc đúng cách để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể
Theo bác sĩ Toshiro Ikeya, giảng viên Đại học Y khoa Tokyo, 3 loại thực phẩm dưới đây có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ dạ dày.
Thực phẩm tiêu hóa toàn diện – sữa chua
Sữa chua rất giàu chất dinh dưỡng như protein, vi khuẩn axit lactic, canxi.
Protein là chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể con người và là nguyên liệu thô không thể thiếu để sửa chữa niêm mạc dạ dày. Protein bao gồm một số phân tử nhỏ axit amin, Protein có trong sữa chua còn cân bằng tuyệt vời các axit amin, vì vậy nó được coi là một loại protein tốt.
Ngoài ra, một phần protein sữa trong sữa chua sẽ bị phân hủy thành axit amin do tác động của vi khuẩn axit lactic, do đó, nó giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa hơn. Đối với những người có dạ dày yếu, sữa chua là một loại thực phẩm không thể thiếu.
Sữa chua có ít chất béo hơn các nguồn protein khác như thịt hoặc cá, vì thế không mất quá nhiều thời gian để tiêu hóa.
Hơn nữa, chất béo trong sữa chua cũng dễ tiêu hóa hơn so với chất béo khác. Nếu bạn quan tâm đến hàm lượng chất béo, bạn cũng có thể chọn sữa chua ít béo hoặc không béo, nó sẽ có lợi cho tiêu hóa hơn.
Ngoài giàu protein và vi khuẩn axit lactic, sữa chua còn có các nhóm canxi, vitamin A và vitamin B. Mặc dù hàm lượng nhỏ, nhưng nó có thể bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cùng một lúc.
Khi bạn cảm thấy hơi đói, sữa chua cũng rất thuận tiện để thưởng thức, và bạn có thể cảm thấy hài lòng mà không làm nặng bụng.
Thuốc chữa dạ dày trong các loại rau – bắp cải
Bắp cải rất giàu vitamin U, một chất dinh dưỡng nổi tiếng được sử dụng trong việc điều chế thuốc dạ dày. Vitamin U có tác dụng bảo vệ và thúc đẩy sửa chữa niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, khi nghiền nhỏ hoặc nhai bắp cải, các enzyme trong bắp cải sẽ hoạt động để tạo ra axit lysophosphatidic (LPA). LPA có thể làm cho các tế bào tăng sinh và thúc đẩy sửa chữa dạ dày.
Vitamin U và các enzyme tạo ra LPA rất sợ nóng, vì thế khi ăn bắp cải tốt nhất nên thái nhỏ ăn sống. Để bắp cải tiêu hóa và hấp thụ các thành phần, điều quan trọng là phải nhai cẩn thận.
Ngoài ra, vitamin U không chỉ được tìm thấy trong bắp cải, mà còn có trong rau diếp, rau mùi, măng tây, súp lơ, rong biển, và thậm chí điều khiến người ta bất ngờ là sữa và sữa chua cũng có chứa vitamin U.
Loại bỏ hiệu quả vi khuẩn Helicobacter pylori – rau mầm bông cải xanh
Rau mầm bông cải xanh gần đây đã thu hút sự chú ý vì chúng giàu các chất dinh dưỡng khác nhau. Một trong những thành phần tuyệt vời nhất là sulforaphane. Sulforaphane được biết đến rộng rãi với khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ và tác dụng chống ung thư.
Những người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori mỗi ngày có thể ăn hai hộp rau mầm bông cải xanh (khoảng 100 gram), sẽ thấy rằng lượng Helicobacter pylori trong cơ thể giảm đáng kể, điều này cũng giúp cải thiện tình trạng viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra.
Ngoài ra, taurine chứa trong rau mầm bông cải xanh còn có tác dụng ức chế viêm dạ dày và loét dạ dày do Helicobacter pylori gây ra.
Taurine có tác dụng kéo dài tuổi thọ chống lại các tế bào dạ dày bị suy yếu do căng thẳng hoặc uống nhiều rượu bia. Tuy nhiên, taurine sẽ biến mất một khi nó được làm nóng, vì thế tốt nhất là ăn sống.