Nga thay đổi chiến thuật: OPEC+ tung đòn hiểm
Điểm nóng châu Âu trong tuần qua có quá nhiều biến động, với việc Ukraine tái chiếm thành trì quan trọng Lyman. Liệu Nga sẽ làm gì để thay đổi cục diện, hay vẫn tiếp tục “chiến dịch đặc biệt” quy mô nhỏ? Sự cố rò rỉ NS vẫn là tâm điểm bàn luận trên trường quốc tế, khi chính quyền Biden ngày càng lộ liễu chứng tỏ là một nghi phạm.
Châu Âu đang trải qua những ngày u ám nhất, và nước Mỹ cũng nơm nớp vì thiếu khí đốt. Như thể chưa đủ tồi tệ hơn, OPEC+ tiếp tục tung đòn hiểm, báo hiệu thị trường năng lượng thế giới rung chuyển vào tuần tới.
Video: Liệu Nga có thay đổi chiến thuật? – Tin360 News.
Nội dung chính
Ukraine tái chiếm Lyman, liệu Nga có thay đổi chiến thuật?
Ukraine tuyên bố đã chiếm lại thành phố quan trọng ở phía đông Lyman ở Donetsk – một trong bốn tỉnh chính thức được Nga sáp nhập trong tuyên bố của Tổng thống Putin hôm 30/9 vừa qua.
Việc Điện Kremlin xác nhận lực lượng Nga đã rút khỏi thành phố Lyman, được cho là một đòn giáng mạnh vào mục tiêu chiến lược của nước này là khẳng định toàn quyền kiểm soát vùng Donbass.
Hôm 2/10, cố vấn chính của Tổng thống Zelensky là ông Serhiy Haidai cho biết: “Lyman đã được giải phóng hoàn toàn”, đồng thời ông này cảnh báo Ukraine chuẩn bị giành lại toàn bộ khu vực Luhansk mà Nga vừa tuyên bố sáp nhập.
Tuần trước, Điện Kremlin cho biết sẽ vẫn tiếp tục “Chiến dịch quân sự đặc biệt” cho đến khi ít nhất tất cả vùng Donbass – cũng như toàn bộ 4 vùng lãnh thổ sáp nhập gồm Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporozhye được đảm bảo.
Tuy nhiên cả 4 khu vực trên tại thời điểm này Nga vẫn chưa hoàn toàn kiểm soát 100%. Trong bài phát biểu hôm 30/9, Tổng thống Putin nói rằng sẽ bảo vệ cả 4 khu vực này bằng mọi cách có thể.
Trong khi ấy, một số chuyên gia bình luận trên truyền hình Nga đã bày tỏ sự tức giận, khi kêu gọi Tổng thống Putin can thiệp quân sự nhiều hơn.
Thời điểm này, Điện Kremlin vẫn duy trì chiến dịch quy mô nhỏ, bất chấp áp lực ngày càng gia tăng từ các nhà theo chủ nghĩa dân tộc tại Nga, yêu cầu tiến hành chiến dịch tổng lực tại Ukraine.
Cho đến nay, Tổng thống Putin mới chỉ sử dụng 10% năng lực quân đội, với sự trợ giúp của dân quân Chechnya và dân quân vùng Donbass. Để duy trì một tuyến kéo dài tới 1.500km tại Ukraine, lực lượng Nga được cho là quá mỏng để có thể kiểm soát toàn bộ chiến tuyến này.
Cần lưu ý là, nếu mục tiêu của Moscow chỉ là tấn công và chiếm đóng Ukraine, thì hành động của Nga sẽ giống như quân đội Mỹ đã từng làm trong các chiến dịch tại Syria, Libya, hay Iraq… Đó sẽ là một cuộc tấn công tổng lực từ trên không nhằm:
- Thứ nhất: Tấn công và phá hủy các cây cầu bắc qua sông Dnepr ở Kiev, Cherkasy, Dnipro và Zaporizhzhia bằng máy bay ném bom hạng nặng TU22 và TU60 hoặc tương đương.
- Thứ hai: Phá hủy các cầu cống, đường sắt trọng yếu ở Lviv, Kiev, Dnipro, Poltava và Uman bằng cách sử dụng tổ hợp máy bay TU 22 và tiêm kích chiến đấu như Sukhoi 34 và Tupolev 160.
- Thứ ba: Về cơ bản Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nga dễ dàng xóa sổ hệ thống đường cao tốc M06 và MO3 tại Kiev, đường cao tốc M12 tại Kirovgard, MO4 tại Dnipro và M20 tại Kharkiv.
- Thứ tư: Lực lượng Nga sẽ sử dụng hệ thống tên lửa đạn đạo di động tầm ngắn 9K720 Iskander phá hủy các trạm điện, cơ sở lưu trữ năng lượng ở các đô thị quan trọng như Lviv, Kiev, Dnipro, Kharkiv và Zaporizhzhia.
Moscow có thể hoàn thành tất cả những điều trên trong thời gian chỉ khoảng 1 đến 2 tuần. Lưu ý là Nga có ưu thế trên không, có thể kiểm soát tới 97% vùng trời của Ukraine, có thể gây tổn thất nặng nề cho Ukraine nếu lựa chọn theo con đường tấn công tổng lực này. (osnmedia)
Nếu Tổng thống Putin thực hiện một loạt các bước như vậy, những điều sau đây sẽ xảy ra trên lãnh thổ Ukraine:
Thứ nhất: Khi toàn bộ các cây cầu và cơ sở hạ tầng giao thông khác bị phá hủy, Ukraine sẽ bị cắt đứt hoàn toàn mọi tiếp tế từ Tây sang Đông, không có nhiên liệu, thiết bị quân sự, thực phẩm hoặc hàng hóa cũng như liên lạc nội bộ quân sự sẽ bị gián đoạn nghiêm trọng.
Thứ hai: Những người tị nạn sẽ tràn đến các khu vực đầu cầu ở phía đông của con sông Dnepr, gây ách tắc cản trở việc di chuyển và tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo gần như không thể tưởng tượng được.
Thứ ba: Hầu như không có thiết bị quân sự hoặc quân tiếp viện nào của Ukraine có thể di chuyển đến các khu vực phía đông ở Donbass, Odessa…để tăng viện cho các lực lượng phòng thủ Ukraine vốn đã bị Nga bao vây.
Thứ tư: Với việc khu vực Donbass bị cắt đứt, sau vài tuần lực lượng Ukraine bị kẹt lại ở khu vực đó sẽ buộc phải đầu hàng.
Tuy nhiên Nga đã quyết định bắt đầu cuộc chiến bằng “Chiến dịch đặc biệt”, quy mô nhỏ, và không hề có các cuộc ném bom rải thảm như quân đội Mỹ vẫn thường tiến hành trước khi cho bộ binh đổ bộ.
Thay vì xem xét các sự thật của cuộc xung đột này, tình báo Mỹ và Anh đã chọn cách phớt lờ, và truyền thông phương Tây thường ngây ngất trước chiến thắng của Ukraine, mà thực tế là do Mỹ và NATO thực hiện.
Nếu giả dụ một ngày các bản tin trên thế giới đồng loạt đưa tin rằng, các ga xe lửa, nút giao thông đường bộ, trạm điện, cầu cống, cảng biển và thậm thủ đô Kyiv của Ukraine đang bị phá hủy một cách có hệ thống với cường độ ngày càng gia tăng, thì rất có thể cho thấy Nga đã có sự thay đổi chiến thuật trong cuộc chiến này.
Tuy nhiên mọi thứ đang được thực hiện theo lịch trình của Tổng thống Putin, với một số trở ngại rõ ràng đối với Moscow, vì lực lượng Ukraine đang nhận được một lượng lớn thiết bị quân sự từ Mỹ và NATO, và đang tiến hành cuộc chiến tốt nhất có thể.
Sau cuộc trưng cầu dân ý ở Ukraine, biên giới của Nga đã mở rộng hơn về phía tây, và trong trường hợp không có lệnh ngừng bắn, quân đội Ukraine được NATO hỗ trợ sẽ tấn công trực diện vào lãnh thổ Nga.
Đây được cho là một sự leo thang nguy hiểm, biến xung đột Ukraine giờ đây là cuộc chiến trực tiếp giữa Nga và NATO. Rõ ràng một lệnh ngừng bắn, hoặc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine giờ đã trở nên xa vời, khi Mỹ và NATO liên tiếp phá hoại vì muốn kéo dài cuộc xung đột nhằm tiêu hao Nga.
Vì vậy có thể nói, trọng tâm của Tổng thống Putin dường như đã chuyển sang mặt trận thứ hai là kinh tế và tiền tệ, mà khởi đầu bằng một cuộc chiến năng lượng ở châu Âu.
Chiến lược của Tổng thống Putin không có gì là bí ẩn cả. Ông đã hé lộ tại hội nghị kinh tế ở St.Petersburg vào tháng 6 rằng: Giá năng lượng cao sẽ gây khó khăn cho các nền kinh tế châu Âu. Điều này sẽ tạo ra bất ổn xã hội, đồng nghĩa với việc cử tri trót bỏ phiếu cho các chính trị gia cánh tả thiếu lý trí sẽ cảm thấy ân hận và quay sang ủng hộ các đảng bảo vệ quyền lợi cho họ.
Điều này sẽ giúp các đảng viên cánh hữu – vốn luôn đặt quyền lợi dân tộc là số 1 – sẽ thay thế các quan chức “tinh hoa” theo chủ nghĩa toàn cầu ở châu Âu.
Mục đích cuối cùng trong chiến lược của Tổng thống Putin là làm rạn nứt liên minh phương Tây, đưa các chính phủ lên nắm quyền ở châu Âu không cam kết hỗ trợ Ukraine, hòa đàm với Nga trong thương mại, cũng như thúc đẩy kết thúc xung đột.
Có thể nói, chiến lược của Tổng thống Putin đã có hiệu quả. Lần lượt 6 thủ tướng thiên tả đã bị ngã ngựa, và các đảng cánh hữu tại Thụy Điển, Ý, Pháp, Đức và Séc đang chiếm ưu thế.
Các cuộc biểu tình của người dân đòi chính quyền trung lập trong cuộc xung đột tại Ukraine, và dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga đã nổ ra khắp châu Âu.
Tất cả những điều trên đã khiến Washington và Brussel hoảng loạn và làm liều. Giờ đây, khi NS 1 và 2 bị kích nổ, tình cảnh bi đát của châu Âu dường như là không thể tránh, khi nước Đức đang trên đường lụi tàn.
Nước Đức hùng mạnh của các chính trị gia yếu nhược
Nước Đức đang tiến dần đến sự sụp đổ hoàn toàn khi chính quyền Thủ tướng Scholz nhận ra quá muộn màng, hoặc cố tình phớt lờ rằng, quốc gia của ông đã bị đồng minh chơi xỏ.
Vụ phá hoại đường ống NS đang thu hút dư luận quốc tế tập trung suy đoán, về việc ai đã thực hiện hành động phá hoại này?
Và liệu NATO có thực hiện một nỗ lực nghiêm túc để tìm ra câu trả lời hay không? Bởi đơn giản, vùng biển Baltic nơi xảy ra 4 sự cố nghiêm trọng là thuộc quyền kiểm soát của khối.
Tuy nhiên có một điều kỳ lạ đã xảy ra. Thay vì hoảng sợ lo âu như hầu hết dân chúng khắp châu Âu, thì đã có một sự thở phào nhẹ nhõm đối với các quan chức châu Âu.
Việc vô hiệu hóa đường ống NS này đã giúp chấm dứt tình trạng phập phồng lo lắng của các chính trị gia tại Mỹ /NATO/EU – vốn đang bị khủng hoảng vào tuần trước, khi các cuộc biểu tình lớn diễn ra ở Đức kêu gọi chấm dứt các lệnh trừng phạt Nga và yêu cầu mở Nord Stream 2 để giải quyết tình trạng thiếu hụt năng lượng.
Công chúng Đức đang dần hiểu ra tầm quan trọng của vấn đề, khi họ chứng kiến hàng loạt các công ty sản xuất thép, công ty sản xuất phân bón, thủy tinh và công ty sản xuất giấy vệ sinh của họ bị đóng cửa vô thời hạn.
Các công ty này đã thông báo sẽ phải ngừng kinh doanh hoàn toàn – hoặc chuyển hoạt động sang Mỹ – nếu chính quyền Thủ tướng Scholz không rút các lệnh trừng phạt thương mại và tiền tệ đối với Nga và cho phép Đức tiếp tục nhập khẩu dầu, than và khí đốt để giảm giá năng lượng đã tăng lên gấp 8 đến 10 lần.
Tuy nhiên, giới chức Đức đã nhắm mắt làm ngơ để chính trị gia diều hâu Victoria Nuland của Bộ Ngoại giao Mỹ và Tổng thống Biden đe dọa thổi bay Nord Stream 2 ngay từ hồi tháng 1 và tháng 2 mà không hề có ý kiến.
Các nhà quan sát đều nhận định rằng, những tuyên bố công khai này của Mỹ đã phản ánh sự thật rằng, các chính trị gia cánh tả Đức đã hoàn toàn trở thành những chú cừu ngoan ngoãn nằm trong tay Mỹ và NATO.
Thay vì đặt lợi ích quốc gia lên bàn cân, chính phủ của Thủ tướng Scholz đã nhanh chóng từ chối cấp phép cho Nord Stream 2, và không hề lên tiếng phản đối Canada tịch thu các tuabin cần thiết cho các trạm vận hành khí đốt tại Nord Stream 1, cho tới khi Nga cắt dần khí đốt.
Có thể nói, chính quyền trung tả của Thủ tướng Scholz đã tự tay đập phá nền kinh tế số 1 của chính mình, cho đến khi ngành công nghiệp Đức bước vào ngưỡng cửa tử thần, và số lượng cử tri Đức ngày càng phản đối mạnh mẽ chính sách mù quáng của họ.
Nếu các nhà hoạch định chính sách của Đức đặt lợi ích kinh doanh và mức sống của người dân Đức lên hàng đầu, thì các biện pháp trừng phạt của NATO và mặt trận Chiến tranh Lạnh mới của Mỹ sẽ bị phá sản.
Khi cường số 1 là Đức làm vậy, thì hiển nhiên hai cường quốc số 2 và 3 của EU là Pháp và Ý có thể cũng sẽ làm theo.
Nếu điều này xảy ra, nó sẽ trở thành cơn ác mộng của phe thiên tả, khiến thủ phạm đã phải cấp bách cho nổ hai đường ống NS 1 và 2.
Mặc dù việc phá hoại là một hành động bạo lực bẩn thỉu, nhưng rõ ràng nó đã giúp khôi phục sự tự tin cho các chính trị gia đầu não tại Washington và Berlin. Những gì mà Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố hôm 29/9 càng cho thấy rõ điều này.
Mỹ vô tình ‘lạy ông tôi ở bụi này”
Khi dư luận thế giới vẫn còn mải mê suy đoán Ai là thủ phạm, thì chính quyền Joe Biden đã thẳng thừng khoe khoang rằng, các vụ nổ đường ống NS 1 và 2 là một “cơ hội lớn” cho nước Mỹ.
Trong cuộc họp báo hôm 29/9 với ngoại trưởng Canada Mélanie Joly, ngoại trưởng Antony Blinken cho biết rằng, thiệt hại và việc gián đoạn hệ thống NS được coi là “cơ hội to lớn” của Washington để cắt giảm năng lượng của Nga vào châu Âu.
Ông nói: “cuối cùng thì đây cũng là một cơ hội to lớn. Đó là một cơ hội to lớn để một lần và mãi mãi loại bỏ sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga và do đó lấy đi từ Vladimir Putin việc vũ khí hóa năng lượng”.
Ngoại trưởng Blinken đồng thời nhấn mạnh rằng, chính quyền Biden đang giúp các nhà lãnh đạo châu Âu “giảm nhu cầu” năng lượng hóa thạch và “tăng tốc độ chuyển đổi sang năng lượng tái tạo” theo Chính sách Xanh của Chủ nghĩa toàn cầu.
Đáng chú ý, trong phần bình luận với người đồng cấp Canada, ông Blinken đã lặp lại từ “cơ hội” không dưới 3 lần trong khi nhấn mạnh cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu.
Dù thủ phạm chưa rõ là ai, nhưng rõ ràng bình luận của ngoại trưởng Blinken cho thấy, Mỹ đang hoan hỉ với hành động của kẻ tấn công khủng bố vào một cơ sở hạ tầng dân sự phục vụ cho sự an sinh của hàng trăm triệu người tại châu Âu.
Điều lạ là, chỉ cách đó 2 ngày, vào hôm 27/9, chỉ vài giờ sau khi tin tức về các cuộc phá hoại NS được truyền thông loan tải, ngoại trưởng Blinken nói rằng việc tấn công hệ thống NS của Nga là “không có lợi cho ai cả”.
Câu hỏi đặt ra là: Nếu vụ phá hoại không có lợi cho ai, thì chẳng có nhóm khủng bố nào lại liều lĩnh mò xuống tận đáy biển sâu hàng chục mét để kích nổ đường ống dẫn khí trong vùng biển đầy tàu chiến và các thiết bị cảm ứng của NATO.
Cựu Tổng biên tập của Tờ Thời báo Hoàn cầu Hồ Tích Tiến cũng mỉa mai bình luận của ngoại trưởng Mỹ, khi ông này tweet:
“Coi việc phá hoại các đường ống của Nord Stream là một “cơ hội to lớn” là một nhận xét đầy phiến diện, phải không? Chẳng phải ông Blinken lo ngại rằng những phát biểu của ông ta sẽ khiến thế giới tin rằng “bất cứ ai được lợi ích thì mới làm việc này”?
Ngay cả trang American Conservative (Đảng Bảo thủ Mỹ) cũng đã bình luận như sau :
“Chắc chắn người ta có thể hiểu tại sao việc phá hoại Nord Stream lại có lợi cho Mỹ. Ngay từ đầu, chúng ta không muốn châu Âu có được Nord Stream, vì nó sẽ khiến châu Âu phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Điều này là hoàn toàn hợp lý, theo quan điểm của người Mỹ. Tuy nhiên, nếu Washington phá hoại các đường ống đó vào giữa cuộc chiến Ukraine-Nga, điều đó có nghĩa là một cuộc chiến leo thang điên cuồng, phá hoại các cơ sở hạ tầng quan trọng”.
Với việc NS 1 và 2 bị tấn công phá hoại, Mỹ tưởng như đã giành được chiến thắng 1-0, khi loại bỏ Nga ra khỏi thị trường khí đốt châu Âu. Các công ty năng lượng Mỹ đang quyết liệt xuất khẩu LNG sang châu Âu với lợi nhuận kỷ lục.
Tuy nhiên thị trường Mỹ lại đang phải đối mặt với mức giá khí đốt cao hơn nhiều. Forbes cho biết giá khí đốt ở Mỹ hiện cao gấp 3 lần so với một thập kỷ trước và tăng 95% trên thị trường kỳ hạn vào tháng 11/2022 đến tháng 3 năm 2023.
“Phản ứng dữ dội chống lại việc xuất khẩu LNG sang châu Âu đã bắt đầu ở Mỹ, với một nhóm các bang ở khu vực New England yêu cầu Washington giúp đỡ các bang của họ hơn là châu Âu”.
Đây được cho là huyệt tử của chính quyền Biden khi chỉ còn vài tuần nữa là đến cuộc bầu cử giữa kỳ. Giá xăng dầu trong nước tăng cao sẽ gây rủi ro cho các nhà kỹ trị cánh tả tại Nhà Trắng.
Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại đó, Nga đã tung cú knock-out khiến giá khí đốt có thể tăng cao chưa từng có trong những ngày sắp tới bằng cú đấm thép của mình.
OPEC+ tung đòn hiểm
Trong suốt 7 tháng xung đột tại Ukraine, mỗi khi cuộc chiến bước vào giai đoạn kịch tính nhất, thì OPEC lại xuất hiện. Giờ đây, cả Bloomberg và WSJ đều đưa tin rằng, OPEC + có thể sẽ cắt giảm sản lượng hơn 1 triệu thùng mỗi ngày khi liên minh 23 quốc gia dự kiến họp vào ngày hôm nay (ngày 4/10) tại Vienna.
Cả hai tờ này cho biết, OPEC + sẽ quyết định thảo luận các lựa chọn, bao gồm cắt giảm nhỏ hơn 500.000 thùng/ ngày hoặc nhiều nhất là 1,5 triệu thùng/ngày.
Lưu ý Nga là đối tác lớn nhất của OPEC + đang đưa ra lựa chọn cắt giảm hơn 1 triệu thùng / ngày. Tháng trước, OPEC + đã đồng ý cắt giảm sản lượng dầu khoảng 100.000 thùng /ngày lần đầu tiên trong hơn một năm, ngay sau khi G7 ra tuyên bố áp giá trần dầu Nga.
Dầu Brent đã từng tăng vọt lên trên 125 USD/thùng sau khi Nga tấn công Ukraine vào tháng Hai, và bắt đầu giảm dần xuống 85 USD/thùng khi chính quyền Biden trong cơn tuyệt vọng đã rút cạn kiệt nguồn dự trữ dầu mỏ chiến lược SPR của Mỹ, nhằm tránh cho sự thất bại của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ.
Chuyến đi tới Ả rập xê út của Tổng thống Biden hồi tháng 7 được cho là đã thất bại khi không thuyết phục được nước này cùng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và các thành viên khác trong khối OPEC tăng sản lượng và giảm giá.
Cho dù đó là 1 triệu hay 1,5 triệu thùng, thì rõ ràng quyết định cắt giảm sản lượng sắp tới của OPEC+ với vai trò chủ đạo của Ả rập xê út và Nga, sẽ kết thúc sự hy vọng giữ giá dầu thấp của chính quyền Biden trong vài tuần tới.
Liệu chính quyền Biden sẽ tiếp tục liều lĩnh rút tiếp Kho dự trữ dầu chiến lược SPR hiện đang cạn kiệt tới mức báo động?
Rõ ràng, quyết định của OPEC+ sẽ khiến giá dầu tăng vọt, và chấm dứt chuỗi ngày giảm giá khí đốt gần đây tại Mỹ. Đương nhiên, dân chúng Mỹ vốn đã quay cuồng với giá xăng tăng cao trong thời điểm kinh tế suy thoái sẽ khó chịu đựng nổi cú sốc tăng giá tiếp theo này. Nước Mỹ sẽ đối mặt với khủng hoảng phá sản, và việc sa thải hàng loạt sẽ xảy ra sau đó.
Thêm nữa, Mỹ và EU tiếp tục gia tăng các biện pháp giới hạn giá dầu của Nga, khiến Nga có thể trả đũa bằng cách cắt giảm lượng dầu. Điều này càng khiến giá dầu trên thế giới tiếp tục bị đẩy cao hơn nữa.
Và một khi Nga cắt tiếp các nguồn cung cấp vật liệu quan trọng như nhôm, đồng, vonfram, bạch kim và uranium, các ngành công nghiệp chế tạo của Mỹ và châu Âu sẽ thế nào? Một châu Âu không có nước Đức và khí đốt của Nga sẽ ra sao?
Sự sụp đổ của châu Âu đã được dự báo
Liệu châu Âu có tỉnh táo tách khỏi mục tiêu Chiến tranh Lạnh Mới của chính quyền Biden, bằng cách khôi phục thương mại với Nga hay không, có thể nói lựa chọn này hiện đã chấm dứt sau khi NS bị phá hoại.
Các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu đang tiếp tục chịu tác động của việc đồng tiền mất giá và lạm phát tăng vọt.
Vào tháng 9, lạm phát ở Đức đã tăng lên 10,9% vào tháng 9, và là tỷ lệ cao nhất kể từ năm 1951. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát tại nước láng giềng Hà Lan đã tăng lên mức kỷ lục 17,1%.
Lạm phát hai con số đã được ghi nhận tại 10 quốc gia khu vực đồng euro vào tháng 9, trong đó Estonia, Lithuania và Latvia đều có mức lạm phát cao ngất ngưởng lần lượt là 24,2%, 22,5% và 22,4%.
Slovakia ghi nhận 13,6%, trong khi Hy Lạp là 12,1%, Bỉ là 12%, Áo là 11%, và Slovenia là 10,6%.
Chưa dừng tại đó, nhà phân tích địa chính trị và tài chính huyền thoại Martin Armstrong dự báo rằng, mọi thứ sẽ tồi tệ hơn vào cuối năm 2022 và dự đoán “2023 sẽ là năm Địa ngục.”
Châu Âu đang gặp rắc rối lớn về tài chính với lệnh trừng phạt loại bỏ khí đốt tự nhiên của Nga, về việc này chuyên gia Armstrong giải thích:
“Ở châu Âu, tôi tin rằng họ thực sự đang cố tình làm điều này… Họ biết họ có một vấn đề nghiêm trọng.
“Tất cả các quỹ hưu trí đều vỡ nợ. Châu Âu đang quản lý tài khóa yếu kém trên quy mô lớn. Không có cách nào để châu Âu có thể tự duy trì được, và chúng ta đang chứng kiến châu Âu tan rã”.
Khi được hỏi liệu châu Âu có thể kéo phần còn lại của thế giới xuống hố đen kinh tế không? Chuyên gia Armstrong nói:
“Cuộc khủng hoảng ngân hàng sẽ bắt đầu ở châu Âu … Nợ nần chồng chất. Họ không còn cách nào để trụ vững.
“Thị trường nợ đang phá hoại sự ổn định của tất cả các ngân hàng. Bạn phải hiểu rằng dự trữ gắn liền với nợ chính phủ, và đây là cơn bão hoàn hảo.”
Armstrong cũng nhắc tới việc các chính phủ Mỹ và châu Âu đang đi vay và tiêu những khoản tiền khổng lồ.
“Chúng tôi đang xem xét một vụ vỡ nợ có chủ quyền. Đây là những gì đang xảy ra. Đây là lý do tại sao Biden sẽ chi tiêu bất cứ thứ gì ông ta muốn vì ông ta biết rằng ông ta không cần phải trả lại”.
Armstrong cũng nhắc tới “bất ổn dân sự sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn” trong năm nay, và dự đoán sẽ có chiến tranh toàn diện vào năm tới.
Ông nói: “Có điều gì đó sẽ lại châm ngòi cho sự sụp đổ trong chính phủ. Tôi nghĩ đó sẽ là một điều gì đó ở châu Âu, nơi họ làm điều gì đó quyết liệt bởi vì họ không còn lựa chọn nào khác. . . . Họ cần chiến tranh để làm cái cớ cho các khoản nợ chính phủ vỡ nợ”.
Xem thêm: Sự cố Nord Stream: Nga phản ứng và Nỗi hoảng sợ mất điện lan rộng khắp châu Âu