Nord Stream 1 và 2 hiện đang tê liệt, khiến nước Đức và hầu hết các quốc gia EU gần như bị phong tỏa. Người dân châu Âu đang tự cam kết hủy diệt chính mình bởi các nhà lãnh đạo thiếu lý trí của họ. Trong khi đó Nga phản ứng thế nào trước cuộc tấn công phá hoại NS, và thủ phạm liệu có được đưa ra ánh sáng?

Mỹ đang bối xấu chính mình?  

Có thể nói việc phá hoại  Nord Stream (NS) 1 và 2 là một bước đi chiến thuật tuyệt vời của nhóm thủ phạm, bởi nó sẽ buộc Tổng thống Putin phải đưa ra lựa chọn nằm ngoài kế hoạch của ông, đẩy Nga nghiêng nhiều về phương án quân sự hơn là kinh tế. 

Tất nhiên âm mưu phá hoại đường ống NS hiện đã quá rõ, đó là nhằm kéo dài cuộc chiến, để tiêu diệt nước Nga, và phải chăng phù hợp với ý muốn của Chủ tịch Ủy ban EU Ursula Von der Leyen, Lãnh đạo Ủy ban đối ngoại EU Josep Borrell và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cùng CIA, MI6 và giới tinh hoa Washington?

Hiện có thông tin cho rằng, có tới 4 vị trí trên đường ống NS bị rò rỉ, khi Lực lượng tuần duyên Thụy Điển xác nhận thêm một vết rò rỉ ở Biển Baltic hôm 29/9.   

Như vậy tổng cộng có 4 vị trí rò rỉ sau khi 3 vị trí  khác đã được phát hiện kể từ hôm 26/9, bao gồm chia đều  ở khu vực đặc quyền kinh tế của Thụy Điển và Đan Mạch. (Reuters).

Trên hết, khu vực xảy ra cuộc tấn công đều nằm trong vùng giám sát chặt chẽ của cả Thụy Điển và Đan Mạch, trong khi biển Baltic là do các thành viên NATO kiểm soát. 

Đáng chú ý là ngay cả Đài phát thanh Châu Âu Tự do ủng hộ phương Tây cũng đăng bài có tiêu đề: NATO, EU nói rò rỉ đường ống khí đốt là ‘Phá hoại’, hãy ngừng chĩa mũi rìu vào Nga.

Tờ Thời báo Hoàn cầu, Cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ cũng hàm ý thủ phạm là Mỹ, khi cho biết: 

“Nga không có lý do gì để phá hủy cơ sở hạ tầng và vứt bỏ con bài thương lượng của mình trong việc quản lý khủng hoảng năng lượng, và logic cơ bản đó cho thấy rằng bất kỳ ai được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​tình hình hiện tại có nhiều khả năng đã thực hiện, hoặc ít nhất là điều động, sự phá hoại.

Nếu Mỹ đứng sau, Washington có thể ràng buộc châu Âu, đặc biệt là Đức, xích lại gần hơn với Nga, và các công ty năng lượng khổng lồ của Mỹ có thể kiếm được số tiền khổng lồ như là nguồn mua khí đốt thay thế của châu Âu”.

Trong bài phát biểu hôm 30/9, Tổng thống Putin cũng đã nhắc tới vụ phá hoại kinh hoàng đối với đường ống Nord Stream, khi ông chỉ thẳng tay về phía Washington nói rằng:

“Nhưng các lệnh trừng phạt là không đủ đối với những người Anglo-Saxon, họ đã chuyển sang phá hoại – không thể tin được, nhưng có thật – họ đã tạo ra các vụ nổ trên các đường ống dẫn khí đốt quốc tế của Nord Stream, chạy dọc theo đáy biển Baltic, họ đã thực sự bắt đầu phá hủy cơ sở hạ tầng năng lượng toàn châu Âu. Rõ ràng là ai được lợi từ việc này? Ai có lợi, người đó làm, tất nhiên”.

Điều đáng nói là những quan điểm này ngày càng có vẻ được nhìn nhận, báo hiệu một sự sụp đổ lòng tin với cường quốc số 1 thế giới. 

Điều đó có nghĩa là gì? Có nghĩa là nước Mỹ dưới thời chính quyền thiên tả Joe Biden sẵn sàng gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng và lâu dài cho đồng minh thân thiết của mình ở châu Âu, cũng như không màng đến an sinh và phúc lợi của người Đức nói riêng và người dân châu Âu nói chung. 

Đây sẽ là một sự phản bội cũng như là bằng chứng thuyết phục về việc Mỹ sẵn sàng tìm mọi cách để triệt hạ đối thủ quân sự là Nga, và làm què quặt đối thủ kinh tế là Đức miễn là đạt được mục đích của mình.

Nhà báo nổi tiếng người Mỹ là Glenn Greenwald đã không sai khi ám chỉ rằng, không giống như các chính quyền Mỹ trước đây, chính quyền Joe Biden là hiếu chiến và liều lĩnh nhất. 

Nhà báo này viết:

“Theo định nghĩa, Mỹ đang tiến hành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm chống lại Nga, sử dụng người Ukraine làm công cụ của họ, với mục tiêu không phải là kết thúc chiến tranh mà là kéo dài nó….

“Tóm lại, chính quyền Biden đang làm chính xác điều mà cựu Tổng thống Obama đã cảnh báo là không bao giờ nên làm, khi mạo hiểm kích động chiến tranh giữa hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới xung quanh vấn đề Ukraine”.  (greenwald) 

Đương nhiên, chính quyền Joe Biden đang thực hiện rất tốt các chương trình nghị sự của giới tinh hoa theo Chủ nghĩa toàn cầu. Đó là kích động xung đột để nuôi béo tổ hợp chiến tranh. Khi xung đột càng nhiều, chiến tranh càng kéo dài thì các ông lớn sản xuất vũ khí càng có thêm nhiều hợp đồng béo bở. 

Điều này có thể thấy rõ khi chính quyền Biden liên tiếp công bố các khoản hỗ trợ vũ khí cho Ukraine, mà tính đến ngày 29/9 đã đạt ngưỡng xấp xỉ 65 tỷ đô la. (breitbart)

Lưu ý là, số tiền thuế của dân mà chính quyền Biden đã chi ở Ukraine cũng gần bằng với tổng chi tiêu quân sự của  Anh là  68,4 tỷ USD. Con số này cũng nhiều hơn gần 10 tỷ USD so với những gì Pháp, Đức và Ả Rập Xê-út chi cho quân đội của họ – tương ứng là 56,6 tỷ USD, 56 tỷ USD và 55,5 tỷ USD.

Tổng thống Putin trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 29/9 đã gọi việc phá hoại các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và Nord Stream 2”  là “một hành động khủng bố quốc tế” (TASS

Các nhà quan sát đặt câu hỏi: Liệu Tổng thống Putin sẽ phản ứng thế nào trước sự cố NS 1 và 2? 

Phản ứng của Nga sẽ thế nào?

Nga đã có sẵn một kế hoạch quân sự ít nhất là trong thời gian tới liên quan đến việc huy động 300.000 lính dự bị và đang chờ mùa đông đến gần. 

Mặc dù Nga có thể tham gia vào các cuộc tấn công tên lửa có chủ đích, nhưng Tổng thống Putin hiện đang phải đối mặt với một vấn đề: Đó là Nga sẽ phản ứng thế nào đối với các cuộc tấn công mà ngày càng có vẻ không phải là Ukraine, mà là một liên minh phương Tây, bao gồm Mỹ/NATO và EU. 

Nga đã đe dọa tấn công các trung tâm ra quyết định ở Kyiv, điều đó có nghĩa là bao gồm cả các quan chức CIA, NATO đang ẩn mình tại thủ đô Kyiv để điều hành quân đội Ukraine. 

Ngày 29/9, Tổng thống Putin đã thừa nhận cách các lực lượng phương Tây đang khuấy động rắc rối cả trong và xung quanh bên ngoài nước Nga, như sau:

“Theo đuổi mục tiêu của mình, các kẻ thù địa chính trị của chúng ta, các đối thủ của chúng ta, sẵn sàng giáng đòn vào bất kỳ ai, mọi người, bất kỳ quốc gia nào, biến nó thành Khu vực Zero của khủng hoảng, xúi giục “các cuộc cách mạng màu” và gây ra các vụ thảm sát đẫm máu… Chúng tôi cũng biết rằng phương Tây đang đưa ra các kịch bản để kích động các cuộc xung đột mới trong [Cộng đồng các quốc gia độc lập].”

Nếu tất cả vẫn chưa rõ ràng, thì việc phá hủy đường ống NS ở biển Baltic đã khiến chiến trường không còn giới hạn ở Ukraine nữa. 

Chỉ ít ngày trước khi đường ống NS bị phá hoại, Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) đã phát hiện một điệp viên Ukraine đang cố gắng tấn công vào một trong những đoạn đường ống khí đốt của Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ. (RT)

Đường ống Turk Stream dẫn khí đốt từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ đi qua các nước Bosnia, Bulgaria, Hy Lạp, Hungary, Bắc Macedonia, Romania và Serbia đã được lên kế hoạch tấn công nhưng phía Nga ngăn chặn kịp thời. 

Liệu có phải Mỹ /NATO/ đứng sau Ukraine âm mưu phá hủy đường ống Turk Stream, bởi có 3 trong số các quốc gia trên, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary và Serbia đã không tuân theo lệnh NATO và vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ với Nga?

Và nếu các cuộc tấn công vào hệ thống dân sự Nord Stream đã xảy ra, thì có nghĩa là các đường ống khác, bao gồm của các đồng minh NATO/ EU giờ đây cũng có thể trở thành mục tiêu công bằng? 

Anders Puck Nielsen, chuyên gia nghiên cứu của Trung tâm Hoạt động Hàng hải tại Trường Cao đẳng Quốc phòng Hoàng gia Đan Mạch cho biết: 

“Chúng tôi có đường ống, chúng tôi có cáp thông tin liên lạc như Internet. Chúng tôi có đường dây điện chạy dưới đáy biển. Tất cả những điều này đều dễ bị tổn thương và xã hội của chúng tôi rất phụ thuộc vào nó. Và rất, rất khó để theo dõi những gì đang xảy ra và ngăn chặn trường hợp phá hoại”. (AP)

Người dẫn chương trình Tucker Carlson của kênh Fox News (Mỹ) cũng chỉ ra rằng, Nga có thể trả đũa bằng cách cắt cáp quang biển giữa Mỹ và châu Âu, và nếu điều này xảy ra, sẽ làm sụp đổ thị trường tài chính và nhiều hoạt động thương mại khác của Mỹ. 

Ông nói: ​​Vào đầu tháng Hai, chưa đầy ba tuần trước khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu, Joe Biden gợi ý trước máy quay rằng, ông ta có thể tháo dỡ những đường ống này….

Mọi hành động đều có phản ứng, bình đẳng và ngược chiều. Thổi bay đường ống Nord Stream ư? Được rồi, chúng ta đã bước sang một giai đoạn mới, một giai đoạn mà Mỹ đang trực tiếp gây chiến với cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới. Điều đó không có nghĩa là sẽ trở thành vụ nổ hạt nhân ngay lập tức, nhưng nó cho thấy có thể có những hậu quả.

Nếu chúng ta thực sự làm nổ các đường ống Nord Stream, tại sao Nga không thể cắt đứt cáp Internet dưới biển?

Điều gì sẽ xảy ra nếu họ làm điều đó? Điều gì sẽ xảy ra nếu các ngân hàng ở London không thể giao tiếp với các ngân hàng ở New York, bỏ qua những ảnh hưởng tiềm tàng của nó đối với mạng lưới điện của chúng ta, nhưng hãy giả sử các ngân hàng không thể giao tiếp với nhau trong một ngày?”. (Fox News)

Cũng không phải ngẫu nhiên mà sau sự cố phá hoại NS 1 và 2, trên khắp EU, các quốc gia đang phải tăng cường an ninh cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng của họ. 

Phuc-Vinh Nguyen, nhà nghiên cứu năng lượng tại Viện Jacques-Delors Paris cho biết: “Thông điệp chính được gửi đi bởi hành động này, được mô tả là ‘phá hoại’, là tính dễ bị tổn thương của tất cả các hệ thống này”. (Le Monde)

Ông cảnh báo, “nếu những ‘tai nạn’ như vậy xảy ra trên đường ống dẫn khí đốt giữa Na Uy và Châu Âu hoặc Algeria và Châu Âu chẳng hạn, thì nó sẽ thực sự có vấn đề.”

Na Uy, hiện là nhà cung cấp khí đốt hàng đầu của Châu Âu thay thế Nga, đã  tăng cường an ninh tại các bến cảng trên đất liền và thềm lục địa, khi Cơ quan An toàn Dầu mỏ nước này đã phát hiện các UAV bí ẩn bay vo ve trên các giàn khoan ngoài khơi của họ.

UAV cũng đã được phát hiện tại các giàn khoan ngoài khơi TotalEnergies của Pháp ở Biển Bắc Đan Mạch, làm dấy lên lo ngại rằng có một sự đe dọa gây ra sự tàn phá cho ngành năng lượng châu Âu. (Bloomberg). 

Tập đoàn Offshore Energies (OEUK) của Anh cũng tăng cường an ninh cho các tài sản ngoài khơi và trong nước. Bộ Quốc phòng Anh cho biết, việc bảo vệ các mỏ dầu ở Biển Bắc và các giàn khoan khí đốt hiện đang được quân đội nước này giám sát. 

Quân đội Ý cũng tăng cường tuần tra an ninh các đường ống dẫn khí đốt xuyên Địa Trung Hải, đặc biệt là các đường ống từ phía bắc châu Phi. 

Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm cảnh báo hôm 29/9  rằng, các tàu chở LNG từ Mỹ đến châu Âu cần được tăng cường an ninh. 

Rõ ràng, những sự cố tại hai đường ống NS ở Baltic đang dẫn đến sự can dự nhiều hơn của các cơ quan quân đội và tình báo NATO. 

Đường ống Baltic – một dự án quốc tế giữa Na Uy và Ba Lan, cùng nhiều quốc gia khác sẽ phải chịu trách nhiệm về phần đường ống chạy qua lãnh hải  của mình – hiển nhiên không phải lúc nào cũng muốn chia sẻ thông tin về các thỏa thuận mua bán khí đốt của họ. 

Thêm một thông tin nữa, không chỉ tờ Global Times của Trung Quốc chỉ đích danh Mỹ là thủ phạm tấn công đường ống NS, mà ngày 29/9, Trung Quốc còn tuyên bố tăng cường hợp tác quân sự sâu rộng hơn với Nga. (TASS). 

Tất nhiên, đây không phải là tin tức vui vẻ với Mỹ và NATO, vốn đang làm mọi cách chia rẽ liên minh Nga-Trung do chính họ tạo ra. 

Bề ngoài Bắc Kinh đang cố giữ một lập trường thận trọng với Nga, nhưng ngày càng cho thấy Trung Quốc sát cánh bên Nga trong nhiều vấn đề. Rõ ràng, Trung Quốc có quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên giá rẻ và đáng tin cậy từ Nga, và việc Mỹ/NATO/EU kích động khu vực Balkan sẽ gây bất lợi cho lợi ích của Bắc Kinh. 

Vụ phá hoại đường ống NS đã có tác động nhiều về mặt ngoại giao và kinh tế. Phản ứng mới nhất mà Nga đang công khai thực hiện, là lật ngược lại đòn trừng phạt của phương Tây thông qua LHQ.

Văn phòng công tố Nga nói với hãng tin Interfax rằng, Nga đang yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mở một cuộc họp để xem xét thiệt hại đối với NS1 và NS2, đồng thời yêu cầu vụ việc phải được tiến hành như một cuộc điều tra “khủng bố quốc tế”.

Bên cạnh đó, Nga có thể đáp trả lệnh trừng phạt giới hạn giá dầu do Mỹ và G7 áp đặt, bằng cách ngừng bán dầu khí cho các thành viên G7 và bất kỳ quốc gia nào áp đặt giá dầu Nga, và coi đây là ứng phó với hành động khủng bố phá hủy NS. 

Phát súng đầu tiên chính là nhằm vào nước Ý.

Châu Âu rạn nứt: Nỗi hoảng sợ mất điện lan rộng

Chỉ 4 ngày sau sự cố NS, tập đoàn Gazprom của Nga đã ngừng cung cấp khí đốt cho công ty dầu khí lớn nhất của Ý là Eni SpA. 

Tờ Bloomberg hôm 2/10 đưa tin như sau:“Gazprom thông báo rằng họ không thể xác nhận khối lượng khí đốt được yêu cầu cho ngày hôm nay, nói rằng không thể cung cấp khí đốt qua Áo . Do đó, nguồn cung cấp khí đốt ngày hôm nay của Nga cho tập đoàn Eni thông qua cửa khẩu Tarvisio sẽ ở mức 0”. 

Đương nhiên, Nga đang sử dụng những khác biệt hiện có để làm giảm sự gắn kết của EU, mà Đức và Ý – cường quốc số 1 và số 3 EU sẽ đối phó thế nào trước tác động của tình trạng khan hiếm năng lượng đối với nền kinh tế của họ. 

Dưới thời chính quyền thiên tả của Thủ tướng sắp mãn nhiệm, Ý đã tuân theo yêu cầu của Brussel để trừng phạt năng lượng Nga và tìm nguồn cung cấp khí đốt thay thế từ Bắc Phi. 

Tuy nhiên Ý không thể cắt bỏ hoàn toàn nguồn cung từ Nga vì chỉ có khí đốt của Nga mới có thể đủ cung cấp cho các trung tâm công nghiệp nằm ở phía bắc của nước này.

Giờ đây, Tổng thống Putin chỉ là đang giúp Ý đẩy nhanh việc loại bỏ khí đốt Nga, bằng cách khóa van khí đốt tới Ý, đồng nghĩa là đẩy Italy vào một cuộc suy thoái sâu hơn. Nước Đức – vốn cũng đang trong tình trạng lâm nguy – sẽ khó đảm bảo được nguồn tài chính cần thiết để cứu các công ty năng lượng  và ngân hàng của Ý. 

Nếu vậy, một cuộc khủng hoảng nợ khác có thể bùng phát trong khu vực đồng tiền chung châu Âu. 

Câu hỏi đặt ra là, liệu chính phủ mới của Ý sẽ ngồi chờ đợi bão tố ập đến tàn phá nền kinh tế, hay họ có thể yêu cầu Brussel giúp đỡ, hoặc chính họ tự phá rào để đàm phán một thỏa thuận với Nga? 

Chính quyền Joe Biden cũng tỏ ra lo ngại chính phủ mới của Ý, dưới sự lãnh đạo của bà Giorgia Meloni sẽ làm suy yếu liên minh EU trong cuộc chiến chống lại Nga. (Breitbart) 

Có thể nói cả Washington và  Brussel đều đang lo ngại một làn sóng các đảng cánh hữu nổi lên sau chiến thắng của Đảng Dân chủ Thụy Điển và Đảng Anh em người Ý trong tháng 9. Cả hai đảng này đều chống chính sách nhập cư và theo chủ nghĩa dân tộc, đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu. 

Đảng Lựa chọn thay thế cho nước Đức (Alternative for Germany – AfD) đã nổi lên trong các cuộc thăm dò, khi công kích chính sách trừng phạt chống lại Nga của Thủ tướng Scholf đã gây ra khủng hoảng cho nước Đức.

Giáo sư khoa học chính trị Wolfgang Schroeder tại Đại học Kassel cho biết:“Họ (Đảng AfD) nói rằng các nhà lập pháp tham nhũng đang phớt lờ nhu cầu của người dân. Họ tranh luận rằng giới tinh hoa ở Moscow không phải là nạn nhân của những chính sách trừng phạt này mà là người dân Đức”. (DW)

Trong khi đó tại Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron đang phải đối mặt với sự trỗi dậy của các thành viên cánh hữu chống EU, hiện là đảng lớn thứ hai trong Quốc hội.  

Nguy cơ tê liệt hệ thống chính trị tại Pháp có khả năng xảy ra, bởi bất cứ một quyết sách nào của ông Macron cũng đều cần có sự ủng hộ của đa số tại Quốc hội Pháp. 

Có thể nói, cho đến thời điểm này những diễn biến trên mặt trận kinh tế chứ không phải trên chiến trường, mới có khả năng quyết định kết cục của cuộc chiến tại Ukraine.  

Sau sự cố NS, tình hình nội bộ EU trong những ngày qua dường như ngày càng bấn loạn. Mức độ thiệt hại từ sự cố NS đồng nghĩa là châu Âu ngày càng chìm trong cơn khủng hoảng, khi nguồn khí đốt cho mùa đông này của Nga đã chấm dứt.

Điều châu Âu lo sợ nhất lúc này chính là Mất điện. Tuy nhiên, muốn có điện thì phải có khí đốt, than hoặc năng lượng hạt nhân.

Mô hình kinh tế Đức hiện nay dựa trên hai trụ cột. Đó là khả năng tiếp cận không giới hạn các nguồn năng lượng giá rẻ của Nga và nguồn điện giá rẻ từ các nhà máy điện hạt nhân của Pháp.

Tuy nhiên tầm quan trọng của yếu tố đầu tiên lớn hơn nhiều. Việc nguồn cung khí đốt của Nga bị gián đoạn có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống, có sức tàn phá nền kinh tế Đức và gián tiếp cho toàn bộ châu Âu. Khi nền kinh tế Đức bất tỉnh trước cơn sốc khí đốt, thì châu Âu cũng tê liệt. 

Nếu mất điện trên diện rộng, mọi hoạt động của châu Âu đều ngừng lại. Internet, điện thoại cố định, hệ thống sưởi, tiếp đến liên lạc di động và radio kỹ thuật số sẽ bị dừng lại. Các trạm xăng sẽ hết xăng, tiền điện tử và hệ thống thanh toán sẽ bị lỗi hệ thống, thực phẩm không còn được cấp đông. Các bệnh viện, cơ sở chăm sóc, trạm cung cấp nước và xử lý nước thải cũng tê liệt.  

Ở bên kia bán cầu, Mỹ cũng không ngoại lệ ngay cả khi hệ thống NS bị phá hoại tưởng chừng sẽ mang lại lợi ích cho Mỹ.

Tình thế của Mỹ: Gậy ông đập lưng ông

Có một thực tế trớ trêu là, người dân Mỹ tại 6 bang trong khu vực New England đang bị thiếu khí đốt trầm trọng, trong khi các nhà sản xuất LNG của Mỹ lại ồ ạt xuất khẩu sang châu Âu vì lợi nhuận cao. (Boston Globe)

Tác động của vụ phá hoại đường ống NS cùng với các lệnh trừng phạt đối với Nga đã khiến việc thu mua khí đốt của châu Âu trở nên khó khăn hơn, và phải trông chờ vào nguồn LNG của Mỹ. 

Nhưng Mỹ lại không thể sản xuất đủ lượng LNG dư thừa cho nhu cầu trong nước lẫn xuất khẩu. Vì vậy, chính quyền Biden đã yêu cầu các nhà sản xuất LNG Mỹ giảm xuất khẩu đểđảm bảo giá cả hợp lý, và nguồn cung đầy đủ cho tất cả người dân Mỹ” trong thời điểm bầu cử giữa kỳ đang cận kề.

Bất chấp lời khẩn cầu của Tổng thống Biden, các ông lớn dầu khí Mỹ đã bỏ ngoài tai. Đối với họ, doanh thu và lợi nhuận mới là thứ họ quan tâm. Ngày 30/9 vừa qua, CEO của tập đoàn năng lượng Chevon đã cảnh báo Tổng thống Biden về việc hạn chế xuất khẩu nhiên liệu, rằng những hành động như vậy sẽ dẫn đến sự biến động giá dầu trên toàn thế giới. 

Trong khí đó, tập đoàn Exxon lập luận rằng “ngành công nghiệp dầu mỏ không nên cắt giảm các chuyến hàng xuất khẩu nhiên liệu để ủng hộ việc bơm vào các kho dự trữ chiến lược” (WSJ).

Sự phản đối của cả 2 ông lớn năng lượng Mỹ diễn ra  sau khi  Bộ trưởng Năng lượng Jennifer Granholm kêu gọi các công ty dầu mỏ giảm xuất khẩu để lấp đầy kho dự trữ dầu chiến lược SPR của Mỹ ở Bờ Đông. 

Vì sao lại như vậy? Câu trả lời là: Chỉ riêng trong tháng 8, chính quyền Biden đã rút 20 triệu thùng dầu thô tại Kho dự trữ dầu mỏ chiến lược, và hiện Dự trữ dầu thô tại SPR giảm xuống còn 427,2 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 8/1984. (SPR agueenergy) 

Chủ tịch Hiệp hội Dầu khí Mỹ Tim Stewart tuyên bố: Tổng thống Biden đang liều lĩnh rút hết Dự trữ Dầu khí Chiến lược của Mỹ để bán tháo ra thị trường, nhằm làm giảm giá dầu tăng cao trước cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới, hòng vớt vát lá phiếu cử tri.

Trớ trêu thay, chính quyền Biden đang khai thác vô tội vạ dầu từ nguồn dự trữ khẩn cấp, với hy vọng ngăn đà tăng giá của khí đốt, bất chấp an ninh rủi ro cho nước Mỹ.  

Thực tế, Tổng thống Biden đã bán bớt gần 1/4 trữ lượng dầu chỉ trong năm nay. Phải chăng chính quyền Biden đang cố tình làm suy yếu nước Mỹ và tạo ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu, để châm ngòi cho cuộc Tái lập Vĩ đại của giới tinh hoa theo Chủ nghĩa Toàn cầu?

Xem thêm: