Giấc ngủ – Vì sao bạn tỉnh dậy lúc 3 giờ sáng?

Nhiều người thường bị đánh thức khỏi giấc ngủ vào cùng một thời điểm: 3 giờ sáng. Liệu đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên; hay là một dấu hiệu cảnh báo về rối loạn giấc ngủ tiềm ẩn? Theo các chuyên gia; hiện tượng này không chỉ xuất phát từ tác động của môi trường bên ngoài mà còn liên quan sâu sắc đến cơ chế sinh học; và tâm lý con người.
- Bé gái 9 tuổi sống sót kỳ diệu sau cú ngã từ tầng 25 xuống tầng 7 ở Trung Quốc
- Nét đặc trưng của trà xanh Thái Nguyên
- Phanh phui đường dây sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại tại TP. Vinh
Nội dung chính
Vì sao cơ thể đánh thức bạn?
Theo chuyên gia tâm lý kiêm nhà nghiên cứu giấc ngủ Alexa Kane; tỉnh giấc vào một khung giờ cố định như 3 giờ sáng có thể liên quan đến ký ức tiềm thức; môi trường hoặc những rối loạn giấc ngủ chưa được chẩn đoán.
Bà nhấn mạnh: “Cơ thể bạn có thể đã từng bị đánh thức vào một thời điểm cố định – vì con khóc; do làm việc theo ca; hoặc vì hội chứng ngưng thở khi ngủ – và bộ não ghi nhớ nhịp sinh học này như một thói quen”.
Căng thẳng, lo âu gây kích hoạt hệ thần kinh
Một lý do phổ biến khác khiến bạn tỉnh giấc lúc 3 giờ sáng chính là căng thẳng tinh thần. Tiến sĩ Kane cho biết: “Nếu bạn thức dậy và ngay lập tức bắt đầu cảm thấy lo lắng, bồn chồn; thì có thể bạn đã vô tình kích hoạt hệ thần kinh giao cảm – cơ chế ‘chiến đấu hoặc bỏ chạy’ của cơ thể”.
Khi hệ thống này được kích hoạt, nhịp tim; huyết áp và hoạt động thần kinh tăng cao, khiến bạn khó quay trở lại giấc ngủ. Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn đến mất ngủ mạn tính – một dạng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng.
Môi trường: Ánh sáng và tiếng động “giấu mặt”
Ánh sáng lọt qua rèm cửa hay tiếng còi xe ban đêm tưởng như nhỏ nhặt nhưng lại đủ để phá vỡ giấc ngủ REM – giai đoạn mơ và hồi phục sâu nhất. Đặc biệt vào khoảng 3–4 giờ sáng; khi não đang bước vào chu kỳ nhạy cảm, các yếu tố môi trường dễ gây thức giấc.
Giải pháp là giữ phòng ngủ yên tĩnh, tối hoàn toàn và duy trì nhiệt độ mát dễ chịu.

Khi thức dậy: Đừng bỏ qua dấu hiệu từ cơ thể
Việc thức giấc giữa đêm, đặc biệt là để đi vệ sinh, là điều phổ biến. Tuy nhiên; nếu hiện tượng này lặp lại thường xuyên; hãy cảnh giác với chứng tiểu đêm – dấu hiệu tiềm ẩn của tiểu đường; viêm đường tiết niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới.
Ngoài ra; triệu chứng ngưng thở khi ngủ cũng có thể khiến bạn tỉnh giấc đột ngột kèm cảm giác ngạt thở, ngáy to, mệt mỏi ban ngày. Nếu không được điều trị; nó làm giảm lượng oxy máu, tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường và đột quỵ.
Rối loạn giấc ngủ: Không chỉ là mất ngủ
Nếu bạn gặp các dấu hiệu như: khó vào giấc, thức giấc nhiều lần, mệt mỏi kéo dài, khó tập trung vào ban ngày… rất có thể bạn đang đối mặt với một rối loạn giấc ngủ.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), người trưởng thành cần ngủ từ 7–9 tiếng mỗi đêm. Ngủ ít hơn mức này về lâu dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
NHS khuyến cáo: Bạn nên đến gặp chuyên gia nếu việc thay đổi thói quen ngủ không cải thiện tình hình; bạn đã mất ngủ trong nhiều tháng; hoặc giấc ngủ kém đang ảnh hưởng đến công việc, mối quan hệ và sức khỏe tinh thần.
Giấc ngủ là giai đoạn cơ thể tái tạo và phục hồi. Việc tỉnh giấc thường xuyên vào lúc 3 giờ sáng không nên bị xem nhẹ – đó có thể là tiếng chuông cảnh báo sức khỏe đang cần được lắng nghe.
Nguồn: Báo VnExpress