Đường và những thực phẩm chứa đường có chức năng cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đường lại có thể gây bệnh.

Đường đã trở thành thứ không thể thiếu trong nhiều món ăn và thức uống. Nhiều người dùng không kiểm soát thực phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, nước ngọt… Điều này có thể dẫn đến việc dư thừa đường. Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo cơ thể tiệu thụ quá nhiều đường.

7 dấu hiệu cảnh báo đang ăn quá nhiều đường, cần lưu ý

1. Đầy hơi

  • Đầy hơi, đau bụng hoặc một số triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hoá. Ngoài nguyên nhân do các loại thức ăn khác nhau gây ra. Thì việc ăn quá nhiều đường cũng là một nguyên nhân.
Đầy hơi
Nếu đường được hấp thụ không tốt ở ruột non, chúng sẽ đi vào ruột già gây ra đầy hơi (ảnh chụp màn hình: giaoducthoidai.vn).
  • Nếu tiêu thụ nhiều đường, sẽ gây khó khăn cho việc hấp thụ ở ruột non, do vậy chúng sẽ đi vào ruột già gây ra đầy hơi.

2. Tăng cân nhanh chóng là dấu hiệu cho thấy đang ăn quá nhiều đường

  • Một dấu hiệu rõ ràng nhất của việc ăn quá nhiều đường là trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Người có thói quen ăn nhiều bánh kẹo, đồ uống có đường (đường thêm vào) rất dễ bị tăng cân bất thường. Lượng đường cao làm cho việc sản xuất insulin được tăng lên để lưu trữ chất béo dư thừa trong bụng.
Tăng cân nhanh chóng
 Đồ ăn nhẹ và đồ ngọt thường khiến cơ thể tích luỹ mỡ thừa ở bụng. Nguyên nhân là do lượng đường cao sẽ làm tăng sản xuất insulin.
  • Các nhà nghiên cứu tại Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cho biết, lượng đường thêm vào tối đa một ngày với nam giới là 150 calo (khoảng 37,5 g hoặc 9 muỗng cà phê đường), với phụ nữ là 100 calo (khoảng 25g hoặc 6 muỗng cà phê đường).

3. Thèm đường

Đường cũng có thể gây nghiện. Bởi vì nó giải phóng dopamin. Khi dopamin được giải phóng sẽ cảm thấy hưng phấn hơn. Những cảm giác hưng phấn thường khiến người ta rất dễ muốn được lặp lại. Lúc đó sẽ xuất hiện cơn thèm món gây cảm giác trên. Đó là nguyên nhân có thể dẫn đến ăn quá nhiều đường.

4. Nổi mụn liên tục

Ăn nhiều đường thêm vào hoặc ăn nhiều các loại thức ăn chứa nhiều đường ( đường tự nhiên) sẽ làm cho mức insulin tăng lên vì thế nó phải liên kết đường với các phân tử protein.

Nổi mụn liên tục
Chế độ ăn nhiều đường khiến nguy cơ nổi mụn nhiều hơn. Nếu làn da xấu và nhiều mụn thì hãy cân đối lại chế độ ăn uống (ảnh chụp màn hình: laodong.vn).

Ngay sau khi một lượng quá nhiều glucose đi vào máu, nó sẽ khởi động một quá trình sinh lý phức tạp, cuối cùng có thể gây viêm và các vấn đề về da. Việc tăng insulin có thể làm tăng hoạt động của các tuyến dầu trong da, do vậy nó sẽ kích hoạt quá trình viêm. Mụn trứng cá cũng là do nguyên nhân này gây ra.

5. Đau cơ và khớp

Đau cơ và đau khớp cũng là dấu hiệu của việc ăn quá nhiều đường. Nó cũng là biểu hiện của một quá trình viêm nhiễm đang diễn ra bên trong. Một chuỗi các phản ứng sinh hóa khi ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến viêm khớp, đục thủy tinh thể, bệnh tim, trí nhớ kém hoặc da nhăn nheo.

7 dấu hiệu cảnh báo đang ăn quá nhiều đường, cần điều chỉnh để bảo vệ sức khỏe
Đường và thực phẩm chứa đường làm tăng nguy cơ giải phóng cytokine gây viêm khớp cũng cần được loại bỏ trong chế độ ăn (ảnh chụp màn hình: hoangnguyenpharma.com.vn).

6. Thường xuyên đau đầu là dấu hiệu cho thấy đang ăn quá nhiều đường

Chứng đau nửa đầu là do sự tăng hoặc giảm đột ngột lượng đường trong máu. Nếu thường xuyên bị đau đầu thì có thể là do đã ăn quá nhiều đường.

7. Thường xuyên bị cảm cúm

Ăn quá nhiều đường cũng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch, sẽ dễ bị cảm cúm và một số bệnh nhiễm trùng khác.

Nếu gặp một trong những dấu hiệu trên đây, cho thấy đã ăn quá nhiều đường. Cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.