Anh – Pháp kình địch trong NATO
Nội bộ các thành viên NATO cho thấy có mối rạn nứt khó phân giải, khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron được cho là sẽ ngăn chặn việc bổ nhiệm ông Ben Wallace, hiện là Bộ trưởng Quốc phòng Anh làm Tổng thư ký NATO trong nhiệm kỳ tới.
Theo Daily Express, Tổng thống Macron phản đối việc bổ nhiệm bất kỳ ứng cử viên người Anh hay Thổ Nhĩ Kỳ nào làm Tổng thư ký NATO, và đe dọa sử dụng quyền phủ quyết của mình. Lưu ý là vương quốc Anh là nước đóng góp lớn thứ hai cho NATO chỉ sau Mỹ.
Thực tế, ông Jens Stoltenberg lẽ ra sẽ rời chức vụ Tổng thư ký vào ngày 1/10, nhưng các nhà lãnh đạo trong khối đã quyết định gia hạn cho đến ngày 30/9 năm sau.
Mâu thuẫn giữa Pháp và Anh ngày càng trầm trọng hơn trong những năm gần đây, đặc biệt sau khi Anh và Mỹ nẫng tay trên khiến Pháp mất một hợp đồng lớn về đóng tàu ngầm cho Australia.
Trong khi ấy người Anh.không hài lòng với cách giải quyết vấn đề người di cư của chính phủ Pháp. Ngoài ra, London cũng bất bình với xu thế hòa giải của Tổng thống Macron đối với Nga, bởi vì Anh có lập trường chống Nga khá dữ dội. Do đó, việc Tổng thống Pháp quyết liệt ngăn cản Bộ trưởng Quốc phòng Anh trở thành Tổng thư ký NATO chắc chắn không phải là giai đoạn tiêu cực cuối cùng trong quan hệ giữa hai nước.
Rõ ràng việc bổ nhiệm một Tổng thư ký mới cho NATO sẽ là một vấn đề thương lượng chính trị. Những người chơi khác nhau có những ưu tiên khác nhau và người Pháp nhìn cuộc xung đột Nga-Ukraine theo cách riêng của mình.
Từ lâu, Tổng thống Macron đã thúc đẩy ý tưởng về quyền tự chủ chiến lược của châu Âu, theo đó liên minh với Mỹ và Anh vẫn nên duy trì, nhưng đồng thời châu Âu sẽ có được tính tự chủ cao hơn.
Sergey Fedorov, chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Các vấn đề Xã hội của Viện Châu Âu – Nga cho biết: “Trong tình huống này, Pháp không cần sự củng cố của Anh trong NATO. Ngược lại, Paris đang cố gắng gia tăng ảnh hưởng của mình theo hướng xác định chiến lược của NATO trong những năm tới. Do đó, Tổng thống Macron sẽ chống lại việc bổ nhiệm người Anh làm tổng thư ký của liên minh cho đến người cuối cùng”.
Có khá nhiều lý do khiến người châu Âu tin rằng, nước Anh hậu Brexit đã trở thành đại diện cho lợi ích của Mỹ ở châu Âu. Vì vậy các cường quốc tại châu Âu đặc biệt là Pháp quan tâm đến sự cân bằng giữa London, Washington và châu Âu. Ngoài ra, Anh cũng là quốc gia NATO sở hữu quân đội hùng mạnh, đặc biệt là về lĩnh vực hàng hải chỉ sau Mỹ.
Không chỉ sở hữu quân đội hùng hậu, chính phủ Anh còn được cho là khá hiếu chiến khi vào ngày 23/8, người dẫn chương trình John Pienaar của Times Radio đã đặt câu hỏi về việc nếu trở thành thủ tướng, bà Liz Truss có cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân như “phương sách cuối cùng” hay không. Bà Truss khi ấy còn giữ chức Ngoại trưởng Anh đã trả lời không ngần ngại: “Tôi sẵn sàng làm điều đó”.
Không có gì bí mật khi tình báo MI6 của Anh và CIA của Mỹ đang điều hành công việc ở thủ đô Kyiv và chỉ huy trên mặt trận tiền tuyến chống lại Nga.
Người Nga cũng đã từng công khai chỉ thẳng việc tình báo Anh liên quan đến việc hỗ trợ Ukraine chế tạo bom bẩn. Ngoài ra, Anh cũng bị nghi ngờ trong các vụ phá hoại đường ống Nord Stream cũng như vụ nổ cầu Crimea.
Cựu Thủ tướng Boris Johnson được cho là người hỗ trợ đắc lực nhất cho Tổng thống Zelensky, và là nhân tố phá hỏng kế hoạch đàm phán hòa bình 15 điểm giữa Nga và Ukraine hồi cuối tháng 3.
Vào ngày 9/4, thủ tướng Anh khi ấy là Boris Johnson đã nói với Tổng thống Zelensky ở Kyiv rằng, phương Tây “luôn sát cánh cùng với Ukraine trong cuộc chiến này”, và “chúng tôi đang ở trong đó lâu dài”.
Điều đó có nghĩa là gì? Điều đó đồng nghĩa một cuộc chiến lâu dài chống lại Nga đã được lên kế hoạch, và NATO không muốn có bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào giữa Ukraine và Nga.
Có thể bạn quan tâm: