Tiếp tục giọng điệu la lối và thách thức, ngày 2/6, truyền thông Campuchia lại đăng bài viết với tiêu đề: Kênh đào Phù Nam là con tin của chiến thuật chiến lược, chính trị, kinh tế và quân sự ở Việt Nam!

Bài báo đăng trên tờ Dap-news.com của Campuchia viết rằng, từ khi Campuchia công bố xây dựng kênh đào Phù Nam vào tháng 8/2023, thì có đến hàng trăm nhà phân tích Việt Nam đã viết bài vu khống kích động chiến tranh giữa Trung Quốc, Campuchia với Việt Nam.

Bài báo này có đoạn: “ Thực tế, nếu không có biến cố lịch sử và không có yếu tố thuộc địa Pháp trong lời nguyền địa lý thì Việt Nam đã không có cơ hội nhắc đến hạ lưu sông Mê Kông trong mối quan hệ với kênh đào Phù Nam Techo, nhưng đáng tiếc Campuchia đã rơi vào tay sự kiểm soát của chính quyền Việt Nam. 

Việc tiếp tục phản đối lợi ích của người Khmer ở ​​kênh đào Phù Nam Techo chỉ khiến dân tộc Khmer thêm đau đớn và nhận thức rõ hơn về thói đạo đức giả của người Việt cả trong quá khứ lẫn hiện tại”.

Vẫn khẩu khí này, bài báo này tuyên bố: Campuchia không cần đàm phán và đừng ép Campuchia vào bàn đàm phán về kênh đào này một chút nào!

Theo Hess Serey Thorn – tác giả bài viết, được tờ Dap-news của Campuchia giới thiệu là “Nhà nghiên cứu Địa lý Chính trị”, thì dự án xây dựng kênh đào Phù Nam mang một trong những ý nghĩa chính trị quan trọng nhất đối với Campuchia lúc này! Việc xây dựng kênh đào này cho phép Phnom Penh tiếp cận cảng biển phía Nam Campuchia một cách thực tế nhất!

“Dự án kênh đào Funan Techo là kế hoạch chiến lược lớn nhất và quan trọng nhất của Chính phủ Hoàng gia Campuchia, là biểu tượng cho sự đoàn kết dân tộc của Campuchia trong bối cảnh mới sau khi lãnh thổ Campuchia Krom rơi vào tay Việt Nam!”, Hess Serey Thorn viết.

Điều hài hước và mâu thuẫn ở chỗ, trong khi luôn nói rằng, việc xây dựng kênh đào Phù Nam này là ý chí độc lập của Campuchia, thì khi nói đến Bắc Kinh, tác giả bài viết này thừa nhận rằng: “Đồng thời, dự án kênh đào Funan Techo này cũng đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch chiến lược của Trung Quốc!”.

 Hess Serey Thorn, Nhà nghiên cứu Địa lý Chính trị, theo như giới thiệu của tờ báo Campuchia